Trang chủ » Bệnh Phụ khoa » Tổng hợp các nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Tổng hợp các nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu không bình thường, phản ánh tình trạng sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt là thắc mắc của rất nhiều người. Qua bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất!

Rối loạn kinh nguyệt bao gồm những vấn đề bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, như ngày kinh không đều, lượng máu ra không bình thường. Các chuyên gia chia nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt thành nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý và thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Rối loạn kinh nguyệt: nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân sinh lý là nguyên nhân thường gặp nhất gây rối loạn kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Điều này là do hormone sinh dục nữ thay đổi theo từng thời kỳ, ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt. Cụ thể như sau:

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Buồng trứng ở những bạn nữ tuổi dậy thì còn chưa quen với việc rụng trứng hàng tháng. Do đó chu kỳ kinh nguyệt ở lứa tuổi này khi mới bắt đầu có thể sẽ rối loạn. Hiện tượng này có khi kéo dài 2 – 3 năm mới hết. Bạn không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể.

Rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh

Ở tuổi tiền mãn kinh, hormone sinh dục nữ suy giảm dần, đó là estrogen và progesterone. Điều đó khiến cơ thể chị em phụ nữ có nhiều thay đổi, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Hiện tượng này có thể kéo dài suốt thời kỳ tiền mãn kinh.

Rối loạn kinh nguyệt sau hút thai, phá thai, sảy thai

Sau khi phá hoặc sảy thai, kinh nguyệt thường trở lại sau 1 thời gian dài, có thể là vài tuần hoặc có khi tới 2 tháng. Điều này là do khi phá thai hoặc sảy thai, buồng trứng và tử cung có thể bị ảnh hưởng. Với buồng trứng là do nang trứng không phát triển được nên quá trình rụng trứng bị ức chế, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, nếu chị em bị viêm nhiễm phụ khoa sau khi sảy thai hoặc phá thai thì cũng có thể khiến cho chu kỳ kinh bị ảnh hưởng.

Kinh nguyệt không đều sau sinh mổ, sinh thường và khi cho con bú

Sau khi sinh, nồng độ nội tiết tố sinh dục tiết ra trong cơ thể phụ nữ vẫn chưa ổn định. Chưa kể hormone chịu trách nhiệm sản sinh ra sữa là prolactin cũng ức chế hormone sinh dục. Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh ở những phụ nữ sau khi sinh mổ, sinh thường hoặc khi cho con bú.

Ngoài ra, thể lực yếu và tâm lý bất ổn sau khi sinh cũng có thể là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt thất thường.

Thông thường, sau khoảng 3 – 6 tháng kể từ lúc sinh, kinh nguyệt của chị em sẽ xuất hiện và dần ổn định trở lại. Nhưng cũng có những trường hợp, người mẹ phải mất một thời gian dài, có khi cả năm để ổn định chu kỳ kinh trở lại.

Rối loạn kinh nguyệt: nguyên nhân bệnh lý

Những bệnh lý trong cơ thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt bao gồm:

Mất cân bằng về hormone

Mất cân bằng hormone sinh dục nữ trong cơ thể thường do nguyên nhân sinh lý, nhưng cũng có lúc là do bệnh lý gây nên. Lúc này dù đang không trong giai đoạn dậy thì, tiền mãn kinh, sau khi phá thai hoặc sau sinh, nữ giới cũng có thể bị rối loạn kinh nguyệt. Hormone mất cân bằng khiến trứng không rụng, thường dẫn đến tình trạng chậm kinh hoặc vô kinh.

Rối loạn tuyến giáp

Theo nghiên cứu công bố năm 2015, có tới 44% những người tham gia gặp phải rối loạn kinh nguyệt do mắc bệnh về tuyến giáp. Theo nghiên cứu khác, suy giáp có thể khiến chu kỳ kinh ở nữ giới dài hơn, làm trầm trọng hơn các cơn đau bụng kinh. Trong khi đó, người mắc bệnh cường giáp lại có chu kỳ kinh ngắn đi, kéo theo nhiều triệu chứng bất thường khác.

Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm buồng trứng… đều là những bệnh ảnh hưởng xấu đến các cơ quan sinh sản. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân gặp phải triệu chứng rối loạn kinh nguyệt bất thường.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Đây là nguyên nhân phổ biến của rất nhiều trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Cứ 100 người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có đến 10 chị em mắc phải hội chứng này. Đa nang buồng trứng khiến trứng không đạt được chất lượng cần có. Bệnh cũng khiến estrogen được tiết ra quá nhiều gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

U xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u do sự tăng trưởng bất thường của mô cơ tử cung gây ra, với triệu chứng thay đổi theo từng giai đoạn. Đây được coi là tổn thương lành tính, nhưng cũng vẫn khiến người bệnh rối loạn kinh nguyệt, ra nhiều máu kinh, xuất hiện cục máu đông… Có trường hợp còn ra máu bất thường bên ngoài chu kỳ kinh.

Lạc nội mạc tử cung

Đây là tình trạng các tế bào nội mạc của tử cung phát triển bất thường ra ngoài, làm ảnh hưởng chức năng của các cơ quan khác. Căn bệnh ảnh hưởng đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nó có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, cụ thể là chu kỳ kinh kéo dài, chảy nhiều máu, đau bụng kinh dữ dội khiến cơ thể suy nhược…

Ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo…

Những căn bệnh này tuy xuất hiện ít hơn nhưng cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị rối loạn. Đây đều là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, chị em cần hết sức lưu ý, đề phòng.

Rối loạn kinh nguyệt: do chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt không điều độ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, cụ thể như sau:

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể không sản xuất được estrogen. Hormone sinh dục nữ không được tiết ra, chu kỳ kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể cũng khiến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn.

Thừa cân, béo phì

Theo nghiên cứu, tình trạng thừa cân có liên quan đến nồng độ insulin trong cơ thể, là một loại hormone tác động tới chu kỳ kinh. Tăng cân nhanh cũng dễ gây ra biểu hiện bất thường trong kinh nguyệt. Do đó bạn nên kiểm soát tốt cân nặng của mình.

Căng thẳng kéo dài

Áp lực trong cuộc sống khiến tâm lý căng thẳng kéo dài sẽ kích thích cơ thể tiết hormone cortisol. Hormone này trực tiếp gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh nội tiết tố nữ estrogen và progesterone. Điều này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị ảnh hưởng và rối loạn.

Các chất thuốc

Rất nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai. Điều này là do thuốc tránh thai chứa hormone sinh dục như estrogen và progesterone, gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt của phụ nữ. Ngoài ra những thuốc khác cũng gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới là:

  • Thuốc làm loãng máu.
  • Thuốc tuyến giáp, chống trầm cảm, động kinh, thuốc hóa trị.
  • Aspirin và ibuprofen.

Những yếu tố tác khác

Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như thuốc lá rượu bia, thói quen thức đêm… đều không tốt. Chúng khiến kinh nguyệt của bạn bị rối loạn.

Phòng tránh tình trạng rối loạn kinh nguyệt tại nhà

Những biện pháp bạn có thể áp dụng để phòng tránh hoặc hỗ trợ khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt tại nhà như:

– Thực hiện chế độ sống và sinh hoạt khoa học. Không thức quá khuya. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

– Tránh căng thẳng, stress hay trầm cảm kéo dài làm tâm lý bị ảnh hưởng. Luôn giữ tinh thần vui vẻ sảng khoái.

– Tập thể dục thường xuyên nhưng đừng nên quá sức.

– Uống một cốc sữa nóng vào mỗi tối trước khi đi ngủ để giúp giấc ngủ được ngon hơn, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

– Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi. Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường, món ăn cay nóng. Tránh xa rượu bia và chất kích thích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thêm một số phương pháp dân gian chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà. Ví dụ như uống nước đỗ đen, nước rau mùi tây… Bên cạnh đó, thăm khám phụ khoa thường xuyên cũng được bác sĩ khuyến khích bạn thực hiện để phòng tránh rối loạn kinh nguyệt.

Phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt tại cơ sở y tế

Tùy nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt khác nhau mà bác sĩ chỉ định cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.

Hầu hết các cơ sở y tế áp dụng biện pháp chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc. Ví dụ như:

  • Sử dụng thuốc tránh thai để chữa trị các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thông thường, điều tiết chu kỳ kinh.
  • Dùng liệu pháp thay thế hormone cho các trường hợp thiểu kinh hoặc đa kinh liên quan đến tuyến giáp.
  • Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm… cho các trường hợp rối loạn kinh nguyệt do viêm nhiễm phụ khoa.
  • Dùng thuốc đông y để hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt.

Tại các cơ sở y tế đa phần chỉ áp dụng thuốc tây y trong điều trị rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên có những cơ sở áp dụng phối hợp thuốc đông y. Đây là loại thuốc rất lành tính cho cơ thể, về lâu dài, ngoài khả năng điều tiết chu kỳ kinh, thuốc còn giúp điều dưỡng cơ thể hiệu quả. Thuốc đông y thiết lập trạng thái cân bằng hormone, điều tiết hệ thống sinh sản nữ, kích hoạt chức năng buồng trứng… Do đó bạn có thể cân nhắc chữa trị rối loạn kinh nguyệt bằng đông tây y kết hợp.

Một trong những địa chỉ nổi tiếng nhất trong áp dụng phương pháp độc đáo này là Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Tại đây tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, phác đồ điều trị đông tây y đưa ra sẽ khác nhau. Ngoài ra, với các bệnh phụ khoa gây ra rối loạn kinh nguyệt, phòng khám còn áp dụng nhiều thủ thuật ngoại khoa hiện đại. Những thủ thuật này bắt kịp sự phát triển về y học của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn kiến thức về những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất. Từ đó, bạn có thể chủ động phòng tránh và chữa trị tình trạng này hiệu quả!

  |   28/09/2020