Trang chủ » Bệnh Phụ khoa » Chậm kinh đau bụng lâm râm là biểu hiện bệnh gì [Tư vấn chuyên gia]

Chậm kinh đau bụng lâm râm là biểu hiện bệnh gì [Tư vấn chuyên gia]

Khi bị chậm kinh và đau bụng lâm râm, rất nhiều chị em phụ nữ cho rằng mình đã mang thai. Tuy nhiên đây không chỉ là dấu hiệu của việc mang thai mà còn là dấu hiệu của bệnh lý. Vậy cụ thể, chậm kinh đau bụng lâm râm là tình trạng gì? Trễ kinh và đau bụng lâm râm là do nguyên nhân nào? Cách chữa trị của triệu chứng này ra làm sao? Để tìm hiểu rõ những thắc mắc này, mời bạn tham khảo bài viết đưới đây!

Triệu chứng chậm kinh đau bụng lâm râm là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bình thường của cơ thể, có vai trò chuẩn bị cho tử cung đón trứng thụ tinh đến làm tổ. Ở phụ nữ bình thường, chu kỳ kinh dao động trong khoảng từ 21 đến 35 ngày. Chu kỳ này ổn định ở những phụ nữ khỏe mạnh, nhờ đó bạn có thể dự kiến chính xác ngày mình sẽ ra máu kinh.

Nhưng nếu kỳ kinh đến trễ hơn dự kiến, thì đây chính là chậm kinh. Nếu chậm kinh đi kèm với tình trạng đau bụng dưới, đau bụng lâm râm, bạn càng cần phải lưu ý và cẩn trọng. Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm, trễ kinh 5 ngày đau bụng dưới… đều là dấu hiệu cho thấy bất thường ở cơ thể phụ nữ. Cụ thể, nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mang thai, hoặc là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Bệnh lý này có thể liên quan đến cơ quan sinh sản hoặc không.

Chậm kinh đau bụng lâm râm: do mang thai

Mang thai bình thường hoặc mang thai ngoài tử cung đều có thể gây ra hiện tượng chậm kinh đau bụng lâm râm.

Mang thai thường

Bình thường vào mỗi tháng, niêm mạc tử cung ở nữ giới được làm dày và xung huyết để đón trứng thụ tinh vào làm tổ. Nếu không có trứng thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong ra, được tử cung co bóp tống ra ngoài, đây chính là hiện tượng kinh nguyệt. Nhưng nếu phụ nữ thụ thai, lớp niêm mạc này sẽ được giữ lại, và bạn sẽ không hành kinh nữa trong suốt quá trình mang thai.

Do đó, khi thấy dấu hiệu chậm kinh đau bụng lâm râm, điều chị em phụ nữ thường nghĩ tới đầu tiên chính là mình đã mang thai. Khi đó để đảm bảo chắc chắn hơn, bạn có thể mua que thử thai về để kiểm tra. Bạn nên thử thai từ 3 đến 4 lần cho chắc chắn. Nếu lần nào que thử thai cũng lên một vạch thì bạn chưa mang thai. Nhưng nếu que thử lần nào cũng lên 2 vạch thì bạn đã có thai.

Mang thai ngoài tử cung

Khi trứng và tinh trùng thụ tinh với nhau nhưng lại không di chuyển vào được tử cung thì sẽ gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung. Điều này rất nguy hiểm đối với phụ nữ. Nếu không phát hiện và có phương án điều trị kịp thời, tình trạng này có thể khiến thai phụ vỡ tử cung. Vỡ tử cung gây băng huyết, dẫn đến tính mạng thai phụ bị đe dọa.

Do đó, khi gặp triệu chứng chậm kinh đau bụng lâm râm, nếu nghi ngờ có thai chị em cần đến cơ sở y tế chuyên sâu để kiểm tra ngay. Nếu mang thai bình thường thì bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu đây là tình trạng mang thai ngoài tử cung, bạn cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và phối hợp điều trị để bảo vệ chính mình.

Trễ kinh đau bụng lâm râm: do nguyên nhân bệnh lý

Trễ kinh đau bụng lâm râm có thể là triệu chứng của bệnh lý phụ khoa (bệnh lý cơ quan sinh dục) hoặc các căn bệnh khác. Cụ thể là:

Các bệnh lý phụ khoa

Có nhiều bệnh lý phụ khoa khác nhau gây ra triệu chứng chậm kinh đi kèm đau bụng dưới. Có thể kể đến như:

  • U xơ tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Viêm buồng trứng
  • Viêm cổ tử cung
  • Dính buồng tử cung

Ngoài chậm kinh và đau bụng dưới, những bệnh lý phụ khoa này còn gây ra nhiều triệu chứng khác như:

  • Khí hư tiết ra nhiều bất thường, có mùi hôi, chuyển màu (xanh, vàng, xám…) bất thường. Dạng khí hư không còn đàn hồi mà chuyển thành loãng, vón cục, bột nhão…
  • Vùng kín sưng nóng, tấy đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
  • Xuất huyết âm đạo bất thường.
  • Đau và cảm thấy khó khăn khi đi tiểu. Đau khi quan hệ tình dục.
  • Cơ thể sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược.

Các bệnh phụ khoa nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Nếu không cẩn thận, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Hội chứng đa nang buồng trứng

Đa nang buồng trứng cũng là một chứng bệnh phụ khoa điển hình, gây ra tình trạng chậm kinh đau bụng dưới phổ biến. Buồng trứng đa nang sinh ra bởi sự mất cân bằng của nội tiết tố sinh dục trong cơ thể phụ nữ, cụ thể là thừa androgen.

Androgen tiết nhiều dẫn đến trứng rụng không đều hoặc ngừng lại. Do đó chu kỳ kinh nguyệt có thể không đến hoặc đến chậm hơn bình thường. Ngoài triệu chứng đau bụng dưới lâm râm, cơ thể bạn còn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Nổi nhiều mụn trên mặt và trên cơ thể.
  • Mọc nhiều lông trên mặt.
  • Rụng tóc thường xuyên không rõ nguyên nhân.
  • Tăng cân thất thường.
  • Da và âm đạo bị khô.

Hội chứng đa nang khiến đa phần chị em mắc bệnh phải đối mặt với tình trạng vô sinh hiếm muộn. Do đó đây là một hội chứng tương đối nguy hiểm với sức khỏe sinh sản của chị em.

Mất cân bằng hormone

Mất cân bằng hormone trong cơ thể không phải một tình trạng bệnh lý cụ thể, mà nó liên hệ với nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó, hormone chi phối chu kỳ kinh nguyệt nhiều nhất là hormone sinh dục estrogen.

Sự mất cân bằng estrogen, cụ thể là suy giảm estrogen là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chậm kinh đau bụng lâm râm ở nữ giới. Điều này có thể xảy ra do các vấn đề bệnh lý về tuyến yên và buồng trứng. Cũng có khi nó xảy ra do chế độ ăn uống của bạn không khoa học. Dù là nguyên nhân gì, bạn cũng nên điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe của mình.

Rối loạn tuyến giáp

Hormone tuyến giáp tiết ra có vai trò điều khiển, điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp có vấn đề, hormone tiết ra thất thường thì tình trạng kinh nguyệt sẽ trở nên thất thường theo. Lúc này người bệnh có thể bị chậm kinh kèm theo tình trạng đau bụng dưới.

Các bệnh lý kể trên nếu để lâu không chữa đều có thể trở nên trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến cơ thể. Do đó chị em cần tránh thái độ chủ quan, nên đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện dấu hiệu những căn bệnh này.

Chậm kinh kèm đau bụng dưới: do các nguyên nhân khác

Chậm kinh và đau bụng dưới đôi khi không đến từ nguyên nhân bên trong, mà là nguyên nhân bên ngoài cơ thể, chúng bao gồm:

Do tác dụng phụ của thuốc

tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc tránh thai, thuốc phá thai… đều là những loại thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ. Chậm kinh và đau bụng dưới là một trong những tác dụng phụ đó.

Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn chỉ nên dùng những loại thuốc trên khi có chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng cần tránh lạm dụng thuốc, nếu không có thể gây ra nhiều vấn đề khác cho cơ thể, đặc biệt là tình trạng vô sinh hiếm muộn.

Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng thiếu khoa học

Triệu chứng trễ kinh và đau bụng dưới lâm râm còn có thể xảy ra do ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, cụ thể là:

  • Thức khuya thường xuyên.
  • Cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài, không có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
  • Ăn uống không đủ dưỡng chất.
  • Sử dụng quá nhiều cà phê, thuốc lá, rượu bia và đồ uống có cồn.

Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn, cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Trễ kinh đau bụng lâm râm: điều trị như thế nào

Theo các chuyên gia, để chữa trị dứt điểm hiện tượng trễ kinh và đau bụng dưới lâm râm, bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác của triệu chứng. Do đó bạn phải đến cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra.

  • Với trường hợp chậm kinh và đau bụng lâm râm do mang thai thường, bạn không có gì cần lo lắng.
  • Với trường hợp chậm kinh và đau bụng lâm râm do thói quen sinh hoạt, bạn cần điều chỉnh lại lối sống của mình. Chúng bao gồm ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tập thể thao để tăng cường sức khỏe, giữ tinh thần luôn vui vẻ thoải mái…

Còn với trường hợp chậm kinh và đau bụng lâm râm do bệnh lý, chị em cần tuân theo phác đồ của điều trị của bác sĩ. Việc điều trị này thường bao gồm các phương pháp sau:

Chữa trị bằng thuốc

Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp chậm kinh và đau bụng dưới do bệnh phụ khoa hoặc rối loạn nội tiết tố ở thể nhẹ. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ được chỉ định loại thuốc thích hợp. Ví dụ như:

  • Thuốc chữa bệnh phụ khoa: bao gồm thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus… để chữa viêm phụ khoa. Các thuốc điều trị chuyên biệt cho từng loại bệnh cụ thể.
  • Thuốc bổ sung nội tiết tố: Áp dụng cho các chị em bị chậm kinh và đau bụng lâm râm do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
  • Thuốc thúc đẩy tuần hoàn máu: Có vai trò tăng cường sinh lý cho cơ thể.
  • Thuốc đông y: Giúp điều hòa kinh nguyệt ổn định.

Trong đó, chỉ có một vài cơ sở y tế chuyên khoa áp dụng cả thuốc đông và tây y trong điều trị bệnh.

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Đây là những thủ thuật ngoại khoa hiện đại, thực hiện nhờ những trang thiết bị y tế hàng đầu thế giới. Chúng được áp dụng cho những những trường hợp trễ kinh, đau bụng dưới do bệnh phụ khoa giai đoạn nặng và đã gây biến chứng. Có thể kể tên các phương pháp như:

  • Kỹ thuật điều trị bằng sóng ngắn.
  • Kỹ thuật điều trị bằng sóng hồng ngoại
  • Kỹ thuật điều trị bằng sóng cao tần RFA

Các kỹ thuật trên, cũng như phương pháp chữa trị đông tây y kết hợp hiện đang được áp dụng hiệu quả tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Nhờ đó, hàng trăm chị em bị chậm kinh và đau bụng lâm râm mỗi tháng đều đã được điều trị khỏi bệnh.

Trên đây là tổng quan về nguyên nhân và cách điều trị chứng chậm kinh đau bụng lâm râm ở chị em phụ nữ. Chị em tuyệt đối không nên chủ quan tự điều trị bệnh tại nhà, mà luôn cần sự đồng hành của bác sĩ cũng như cơ sở y tế chuyên khoa.

  |   24/09/2020