Trang chủ » Bệnh Phụ khoa » Kinh nguyệt ra nhiều: nguyên nhân và cách điều trị cho từng trường hợp

Kinh nguyệt ra nhiều: nguyên nhân và cách điều trị cho từng trường hợp

Kinh nguyệt là cột mốc đánh giá sự phát triển về sinh lý và sức khỏe sinh sản của nữ giới, bắt đầu ở tuổi dậy. Kinh nguyệt ra nhiều là một trong những triệu chứng phổ biến. Vậy kinh nguyệt ra nhiều có sao không? Cách chữa kinh nguyệt ra nhiều? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hiểu thế nào là kinh nguyệt ra nhiều?

Kinh nguyệt là yếu tố phản ánh rõ ràng về tình trạng sức khỏe của nữ giới, nó được thể hiện qua sự thay đổi về số lượng, màu sắc, mùi… Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi chị em phụ nữ thường kéo dài từ 3 – 5 ngày với số lượng máu lúc hành kinh khoảng 20 – 80ml. Nếu lượng máu và số ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày thì được coi là kinh nguyệt ra nhiều, bất thường.

Nguyên nhân gây kinh nguyệt ra nhiều

Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên sản phụ khoa thì: Có rất nhiều lý do khiến các chị em phụ nữ gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra nhiều. Trong đó, phổ biến nhất là do những nguyên nhân sau:

  • Ảnh hưởng tâm lý do áp lực công việc, cuộc sống, xích mích tình cảm dẫn đến trầm cảm kéo dài khiến cơ thể suy nhược.
  • Rối loạn nội tiết trong cơ thể khiến kích thích sản sinh các lớp niêm mạc ở thành tử cung.
  • Cấu tạo lớp niêm mạc tử cung dày lên khiến niêm mạc bong tróc ra rất lớn dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều.
  • Viêm niệu đạo: Là căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập tấn công gây viêm nhiễm niệu đạo ở chị em có đời sống tình dục bừa bãi, vệ sinh không sạch sẽ…Triệu chứng điển hình là tiểu buốt, ra khí hư bất thường, kinh nguyệt ra nhiều, đau khi quan hệ.
  • Viêm cổ tử cung: Bệnh lý do các loại vi khuẩn, nấm gây ra thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Biểu hiện đầu tiên để nhận biết là kinh nguyệt ra nhiều, tiểu buốt, khi hư có màu vàng hoặc xám có mùi hôi.
  • Bệnh polyp cổ tử cung: Là tình trạng có những khối u nhỏ mọc ở cổ tử cung hoặc bên ngoài tử cung gây ra tình trạng cổ tử cung bị sưng tấy, lở loét, chảy máu ảnh hưởng đến buồng trứng, qua đó tác động đến sự bất thường kinh nguyệt.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Là hiện tượng các tuyến nằm dưới niêm mạc cổ tử cung bị lộ ra ngòa và bị vi khuẩn, nấm tấn công gây viêm nhiễm. Trường hợp nặng sẽ gây chảy máu âm đạo bất thường ngoài kỳ kinh, kinh nguyệt ra nhiều, đau khi quan hệ…
  • Viêm vùng chậu: Là căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, vô sinh hiếm muộn, thường biểu hiện qua sự bất thường kinh nguyệt, đau khi quan hệ, nặng vùng đáy chậu.
  • Một số bệnh lý khác: Ngoài ra hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều cũng có thể do một số bệnh như tăng huyết áp, rối loạn đông máu, bệnh thận… gây ra.

Những triệu chứng của kinh nguyệt ra nhiều

  • Lượng máu kinh thấm qua một hoặc nhiều miếng băng vệ sinh mỗi giờ, trong vài giờ liên tiếp.
  • Cần tăng gấp đôi trên miếng đệm để kiểm soát lượng máu kinh nguyệt
  • Cần thay băng vệ sinh hoặc tampon trong đêm
  • Có kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
  • Máu kinh có kèm cục máu đông, kích thước của một phần tư hoặc lớn hơn
  • Đau liên tục ở phần bụng dưới trong trong thời gian dài
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng, hoặc khó thở

Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây kinh nguyệt ra nhiều ở từng trường hợp mà các dấu hiệu cũng sẽ có sự khác nhau. Thậm chí có những dấu hiệu không được đề cập ở trên.

Kinh nguyệt ra nhiều nguy hiểm không?

Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều nếu để kéo dài sẽ gây ra rất nhiều sự ảnh hưởng về cả cuộc sống lẫn sức khỏe người bệnh:

  • Gây tâm lý mệt mỏi, khó chịu
  • Làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày
  • Dẫn đến tình trạng thiếu máu
  • Làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa
  • Tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản
  • Gây khó khăn cho việc thụ tinh, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Chẩn đoán và xét nghiệm khi bị kinh nguyệt kéo dài

Việc xác định hiện tượng kinh nguyệt kéo dài ở người phụ nữ thường không dễ dàng. Bởi mỗi người có thể nghĩ về tình trạng này theo cách khác nhau.

Để tìm hiểu xem bạn có bị rong kinh không, bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi về tiền sử bệnh, chu kỳ kinh nguyệt hay các thành viên nào trong gia đình bị chảy máu kinh nguyệt nặng hay không?

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ làm một bài kiểm tra vùng chậu và cho người bệnh thực hiện một số phương pháp xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân.

  • Xét nghiệm máu: giúp chẩn đoán các vấn đề vế tuyến giáp, đông máu
  • Xét nghiệm Pap: chẩn đoán tính trạng nhiễm trùng, viêm hay các thay đổi trong các tế bào có thể là ung thư hoặc có thể gây ung thư.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: chẩn đoán các bệnh lý ung thư hoặc các tế bào bất thường khác.
  • Siêu âm: kiểm tra các mạch máu, mô và các cơ quan trong cơ thể xem có vấn đề bất thường nào không.

Căn cứ vào kết quả của các xét nghiệm đầu tiên này, bác sĩ có thể đề nghị nhiều xét nghiệm hơn, bao gồm:

  • Siêu âm: Giúp tìm kiếm các vấn đề trong niêm mạc tử cung
  • Hysteroscopy: Kiểm tra người bệnh có bị u xơ, polyp hoặc các vấn đề khác có thể gây chảy máu hay không.
  • Xét nghiệm D & C: Được sử dụng để tìm và điều trị nguyên nhân chảy máu.

Điều trị kinh nguyệt ra nhiều

Phương pháp điều trị mà người bệnh áp dụng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ cũng sẽ xem xét những vấn đề như tuổi tác, sức khỏe, lịch sử bệnh tật, mức độ đáp ứng với các loại thuốc cũng như nhu cầu của người bệnh.

Hiện nay, để khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài. Các phương pháp điều trị phổ biến thường được áp dụng gồm:

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc sắt
  • Ibuprofen (Advil
  • Thuốc tránh thai
  • Tránh thai trong tử cung (IUC)
  • Liệu pháp hormon (thuốc có chứa estrogen và/hoặc progesterone)
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết (axit tranexamic, axit aminocaproic)

Điều trị phẫu thuật

  • Nong và nạo buồng tử cung (D& C)
  • Phẫu thuật hysteroscopic
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung
  • Cắt tử cung

Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp chữa trị khác nhau. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định. Nó có thể gây biến chứng và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Những lưu ý khi bị kinh nguyệt ra nhiều

Khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, các chị em cần chú ý những điều sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
  • Không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo
  • Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa cao
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên
  • Mặc các loại quần áo rộng rãi
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt
  • Nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, không nên gắng sức
  • Giữ tâm lý ổn định, thoải mái
  • Tránh xa các chất kích thích gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia…
  • Quan hệ tình dục an toàn

Chữa kinh nguyệt ra nhiều ở đâu?

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là cơ sở y tế hoạt động dưới sự quản lý của Sở y tế Hà Nội. Với những ưu thế về cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị y tế nhập khẩu mới từ Anh, Pháp, Mỹ… Cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội, vô sinh – hiếm muộn như:

  • Bác sĩ CKI Tạ Thị Hồng Duyên
  • Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thu Hiên
  • Bác sĩ CKI Trần Thúy Vân
  • Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Loan

Phòng khám hiện đã và đang trở thành một địa chỉ tin cậy cho người dân thủ đô Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành trong cả nước nói chung.

Bên cạnh đó, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội còn chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế nhập khẩu hiện đại, công nghệ cao. Giúp kết quả chẩn đoán luôn được chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

  • Máy xét nghiệm miễn dịch (dàn Elisa)
  • Máy xét nghiệm huyết học tự động 24 thông số
  • Máy xét nghiệm nước tiểu 10 thông số
  • Máy siêu âm 4D, siêu âm Doppler màu
  • Máy soi cổ tử cung
  • Máy chiếu tia hồng ngoại
  • Máy điều trị sóng cao tần
  • Máy phục hồi chức năng phụ khoa toàn năng

Đối với việc điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ngoài việc sử dụng các loại thuốc đặc trị phù hợp. Phòng khám ĐKQT HN hiện đang áp dụng một số phương pháp ngoại khoa khác như:

  • Công nghệ ánh sáng sinh học
  • Kỹ thuật sóng ngắn trị liệu ST
  • Đông – Tây y kết hợp

Những phương pháp này mang lại những ưu điểm như: điều trị chuyên biệt với mỗi nguyên nhân giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện các hội chứng tiền kinh nguyệt cũng như các vấn đề trong thời kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp điều tiết toàn diện chức năng của hệ thống sinh sản nữ và kích hoạt chức năng buồng trứng, hạn chế tối đa sự suy thoái của buồng trứng…

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, các bạn có thể liên hệ đến phòng khám theo số điện thoại 02437 152 152 – 0969 668 152 hoặc chọn tư vấn trực tuyến trên website phòng khám để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn 24/24h. Phòng khám luôn mở cửa hoạt động từ 7h30-20h mỗi ngày (kể cả chủ nhật và ngày lễ).

Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Địa chỉ: số 152 Xã Đàn, Quận Đống Đa, Hà Nội

Lời khuyên của bác sĩ: Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chị em cần bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Nhằm bù lại lượng máu đã mất, tăng cường sức đề kháng chống lại các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh. Đặc biệt, các bác sĩ cũng khuyến cáo chị em không nên tự ý sử dụng các loại thuốc mà không theo chỉ dẫn vì điều đó có thể khiến chị em gặp phải những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bản thân.

  |   25/09/2020