Trang chủ » Bệnh Phụ khoa » Kinh nguyệt kéo dài là hiện tượng gì? [Bác sĩ tư vấn mới nhất]

Kinh nguyệt kéo dài là hiện tượng gì? [Bác sĩ tư vấn mới nhất]

Kinh nguyệt kéo dài, hay rong kinh, là hiện tượng không còn hiếm gặp trong chị em phụ nữ. Tuy nhiên rất nhiều phụ nữ vẫn thắc mắc rằng kinh nguyệt kéo dài 7 ngày có sao không, kinh nguyệt kéo dài 15 ngày thì như thế nào? Thậm chí có những chị em gặp tình trạng kinh nguyệt kéo dài tới một tháng. Vậy tình trạng này do nguyên nhân nào gây ra? Cách điều trị kinh nguyệt kéo dài như thế nào? Đây là những vấn đề bài viết sau sẽ tập trung làm rõ!

Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bất thường?

Woman looking at check up appointment

Một chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ bình thường kéo dài từ 28 – 30 ngày. Trong đó, thời gian hành kinh chiếm từ 3 – 5 ngày, có khi từ 2 – 7 ngày. Do đó, kinh nguyệt kéo dài hơn hai ngày hoặc kinh nguyệt kéo dài một tuần là bình thường, không có gì đáng ngại.

Vậy kinh nguyệt kéo dài mấy ngày thì bất thường? Theo các chuyên gia, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày đã có thể coi là bất thường. Lúc này nó được gọi là rong kinh.

Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày, 20 ngày, thậm chí kinh nguyệt kéo dài 1 tháng đều là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn có vấn đề. Lúc này bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Đặc biệt nếu bạn gặp phải các triệu chứng bất thường khác của vùng kín. Ví dụ như xuất huyết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục, tiết dịch âm đạo bất thường… Nếu trì hoãn, nguy cơ bạn gặp phải những biến chứng sau đó là rất cao.

Ngoài các bệnh lý liên quan, phụ nữ gặp tình trạng kinh nguyệt kéo dài còn dẫn đến mất máu, thiếu máu, cơ thể mệt mỏi. Điều này làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ.

Kinh nguyệt kéo dài do nguyên nhân nào?

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 15 ngày, 1 tháng… có thể là do những nguyên nhân sau:

Thay đổi nội tiết tố sinh dục

Nội tiết tố sinh dục nữ estrogen và progesterone chính là hormone có tác dụng điều khiển, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Khi nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, nó có thể khiến những ngày hành kinh của bạn kéo dài.

Có một số bệnh lý khác nhau có thể gây ra rối loạn nội tiết tố sinh dục trong cơ thể. Ngoài ra, nồng độ hormone sinh dục nữ cũng mất cân bằng tự nhiên trong các giai đoạn dậy thì, tiền mãn kinh…

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc nếu sử dụng thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể là gây rong kinh hoặc chậm kinh. Đó là thuốc tránh thai, thuốc chống viêm không kê đơn, aspirin hoặc các chất làm loãng máu khác. Do đó khi dùng thuốc, chị em cần nghiêm ngặt tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc gây ra ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

thuốc glucocorticoid

Bệnh về tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, tiết ra hormone tham gia vào quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, mà một trong những triệu chứng là kinh nguyệt kéo dài. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng mất kinh trong vòng vài tháng, ra ít kinh nguyệt hoặc mãn kinh sớm.

Rối loạn tuyến giáp chỉ có thể được phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm chuyên dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.

Các bệnh lý phụ khoa

Những bệnh lý phụ khoa điển hình gây ra tình trạng kinh nguyệt kéo dài bao gồm:

Hội chứng buồng trứng đa nang

Khi u nang phát triển mạnh trên buồng trứng sẽ gây ra hội chứng buồng trứng đa nang, ảnh hưởng đến chất lượng của trứng. Hội chứng này gây ảnh hưởng đến nồng độ nội tiết tố sinh dục và khả năng sinh sản của phụ nữ.

Triệu chứng của hội chứng đa nang bao gồm: kinh nguyệt kéo dài hoặc không đều, rụng tóc, mọc mụn, tăng cân không rõ nguyên nhân… Đây là căn bệnh gắn liền với cuộc sống hiện đại, thường xuất hiện ở những người lười vận động và béo phì.

Lạc nội mạc tử cung

Khi một mô hoặc tế bào ở tử cung phát triển quá mức, phát triển ra bên ngoài tử cung thì gọi là lạc nội mạc tử cung. Lúc này nó sẽ xâm lấn đến các vị trí khác như bàng quang, ống dẫn trứng, buồng trứng…, kết dính và hình thành u nang…

Khi bị lạc nội mạc tử cung, người bệnh có thể bị chảy máu như trong chu kỳ kinh nguyệt, ngoài ra còn cảm thấy những cơn đau bụng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng khác cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

U xơ tử cung

U xơ tử cung thường gặp ở nữ giới độ tuổi sinh sản, cụ thể là từ 30 đến 50 tuổi. Đây là những khối u lành tính, gây ra triệu chứng chảy máu kinh nguyệt kéo dài.

Tùy theo kích thước khối u cũng như những biến chứng mà bệnh có thể gây ra, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Với khối u nhỏ, bệnh nhân chỉ cần theo dõi định kỳ và điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu u to đi kèm triệu chứng rong huyết hoặc rong kinh kéo dài, người bệnh cần làm phẫu thuật cắt tử cung hoặc bóc tách khối u.

Polyp tử cung

Polyp tử cung là những cục u nhỏ, xuất phát từ cổ tử cung bên ngoài hoặc cổ tử cung bên trong, thò ra lỗ ngoài tử cung. Sự phát triển quá mức của nhóm những tế bào nội mạc là nguyên nhân gây ra polyp tử cung. U polyp có kích thước từ vài mm đến vài cm, nối với thành tử cung nhờ một cuống nhỏ. Đây là những khối u lành tính nên thường không có triệu chứng rõ rệt. Ở một số trường hợp, bệnh khiến phụ nữ gặp phải tình trạng rong huyết rong kinh kéo dài.

Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư niêm mạc tử cung…

Các bệnh ung thư kể trên đều có thể gây ra hiện tượng chảy máu bất thường ở vùng sinh dục. Đây là những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Rong kinh có thể xảy ra khi chị em phụ nữ mắc phải một bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nào đó. Ví dụ như viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung… Bệnh để lâu không điều trị cũng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của chị em.

Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu là tình trạng máu khó đông. Khi gặp phải tình trạng này, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài hơn bình thường. Những bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu gồm:

  • Bệnh Hemophilia: gây rối loạn chảy máu và khó cầm máu.
  • Bệnh von Willebrand: gây rối loạn đông máu do suy giảm hoặc thiếu hụt protein von Willebrand. Đây là loại protein tham gia quá trình đông máu.

Để chẩn đoán bạn có mắc các bệnh lý rối loạn đông máu không, bạn cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra tại cơ sở y tế.

Mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai

Một số thai phụ gặp phải hiện tượng chảy máu âm đạo kéo dài. Hiện tượng này tuy giống kinh nguyệt nhưng không phải kinh nguyệt, mà là dấu hiệu thai kỳ không an toàn. Nó có thể liên hệ đến hiện tượng sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

Do đó khi thấy máu chảy bất thường từ âm đạo, bạn có thể dùng các biện pháp thử thai để xem mình có gặp phải tình trạng trên không. Hoặc tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra ngay để kịp thời xử lý.

Đặt vòng tránh thai

Phụ nữ đặt vòng tránh thai (loại không chứa hormone) có thể dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt kéo dài nhiều hơn 7 ngày. Bên cạnh đó, chảy máu bất thường cũng có thể xảy ra khi vị trí đặt vòng bị lệch, hoặc vòng không hợp với cơ địa người bệnh. Do đó sau khi đặt vòng tránh thai, chị em cần theo dõi sát sao các biểu hiện của cơ thể và đến ngay cơ sở y tế khi thấy có dấu hiệu bất thường.

Chẩn đoán tình trạng kinh nguyệt kéo dài

Kinh nguyệt kéo dài xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng đó có thể nguy hiểm hoặc không. Do đó điều chị em cần làm là đến cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn các thông tin như:

  • Thời gian bắt đầu và kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
  • Thói quen sử dụng băng vệ sinh (hoặc tampon) trong thời gian hành kinh.
  • Các thói quen sinh hoạt tình dục.
  • Các dấu hiệu bất thường của vùng kín.
  • Tiền sử bệnh lý của bạn và gia đình bạn.

Sau đó, bạn tiếp tục được thực hiện các bài kiểm tra chức năng sinh lý của vùng chậu. Những xét nghiệm cần thiết khác bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Kiểm tra nồng độ hormone sinh dục trong cơ thể.
  • Sinh thiết, siêu âm, nội soi…
  • Xét nghiệm Pap các tế bào ở tử cung.

Chỉ khi xác định được chính xác vấn đề bạn mắc phải, phác đồ điều trị mới được đưa ra.

Cách điều trị kinh nguyệt kéo dài

Điều trị kinh nguyệt kéo dài tại cơ sở y tế, thông thường sử dụng phương pháp nội khoa (tức là dùng thuốc). Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid: ví dụ như Naproxen natri hoặc Ibuprofen, có vai trò hạn chế gây mất máu và giảm đau bụng kinh.
  • Axit tranexamic giúp hạn chế mất máu.
  • Thuốc tránh thai đường uống: hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hormone Progesterone đường uống: cân bằng lại nồng độ hormone trong cơ thể, cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vòng tránh thai nội tiết:có vai trò giải phóng hormone levonorgestrel, giúp điều hòa lưu lượng máu tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, nhiều cơ sở y tế phối hợp thêm thuốc đông y trong điều trị kinh nguyệt kéo dài. Thuốc đông y có tác dụng chậm hơn thuốc tây y, nhưng rất an toàn và lành tính. Về lâu dài, thuốc đông y có lợi trong điều dưỡng cơ thể. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là một trong những cơ sở chữa kinh nguyệt kéo dài bằng đông tây y cho hiệu quả cao.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, phương pháp chữa trị ngoại khoa có thể được chỉ định để điều trị kinh nguyệt kéo dài.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết xung quanh hiện tượng kinh nguyệt kéo dài ở nữ giới. Đừng quên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và đảm bảo việc điều trị kinh nguyệt kéo dài diễn ra càng sớm càng tốt!

  |   26/09/2020