Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Bệnh thường gặp » Các bệnh về mắt thường gặp hiện nay

Các bệnh về mắt thường gặp hiện nay

Có rất nhiều bệnh thường gặp về mắt, chúng có ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Những bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy giảm thị lực và dễ dẫn đến mù lòa. Dưới đây  là các bệnh về mắt thường gặp mà bạn nên biết.

7 bệnh về mắt phổ biến hiện nay

Thực tế, có khá nhiều bệnh về mắt không có triệu chứng nên khiến người bệnh không biết mình đang mắc bệnh nghiêm trọng về mắt.

Do đó, cách bảo vệ đôi mắt của mình tốt nhất là kiểm tra định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và có cách điều trị phù hợp nhất.

Lỗi khúc xạ ở mắt

Bệnh về lỗi khúc xạ đơn giản là khi mắt bạn khó nhìn gần, nhìn xa, nhìn vật thể mờ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi khúc xạ ở mắt như: học trong điều kiện thiếu ánh sáng, do tuổi già, di truyền…cụ thể:

– Cận thị: Là khi bạn không thể nhìn thấy được các vật ở xa.

– Viễn thị: Đây là bệnh thường gặp ở người già, khi mắc bệnh này bạn sẽ khó thấy được những vật thể ở xa.

– Loạn thị: dẫn đến tầm nhìn mờ và không thể định hình dược hướng ánh sáng đang chiếu vào mắt.

Bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD)

Thoái hóa điểm vàng là bệnh liên quan trực tiếp đến tuổi tác, chủ yếu là do ảnh hưởng của hoàng điểm. Nếu bạn mắc bệnh AMD sẽ rất khó khăn trong việc đọc, viết, lái xe, xác định sắc thái và các phương hướng khác nhau.

Theo nghiên cứu của Viện mắt Quốc gia (NEI), những bệnh về thoái hóa điểm vàng sẽ do các nhân tố sau:

– Tuổi tác

– Chủng tộc (gặp nhiều ở những người da trắng)

– Tiền sử gia đình

– Những người thường xuyên hút thuốc

Bệnh thoái hóa điểm vàng được chia thành AMD khô và ướt, để nhanh chóng phát hiện bệnh bạn có thể thông qua quá trình kiểm tra võng mạc toàn diện.

Bệnh đục thủy tinh thể

Ở những người bình thường mắt của họ sẽ nhìn thấy mọi vật được rõ ràng và linh hoạt hơn. Khi bạn có tuổi tác, mắt bắt đầu lão hóa và kém linh hoạt hơn.

Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc nhiều với tia cực tím, tác dụng phụ của các loại thuốc và ảnh hưởng từ các bệnh khác nhau gây nên.

Với bệnh nhân bị đục thủy tinh thể thì cách duy nhất là phẫu thuật Phacoemulsication, là bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.

Bệnh mắt do tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan về mắt. Bệnh mắt ở những người tiểu đường sẽ do sự phá hủy từ các mạch máu ở võng mạc gây nên. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm nhất, khả năng bạn bị mất thị lực vĩnh viễn.

Bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là thuật ngữ chỉ về chứng rối loạn mắt liên quan đến các tổn thương về thị giác. Khi đó, bạn sẽ bị gia tăng áp lực về nhãn cầu, phá hủy các dây thần kinh thị giác và dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Để điều trị bệnh các bac sĩ sẽ gia tăng hay giảm lượng chất lỏng, chảy ra từ mắt của người bệnh.

Hội chứng khô mắt

Khô mắt là dấu hiệu cảnh báo mắt bị thiếu độ ẩm do nước, dầu hay chất nhầy ở mắt. Nguyên nhân gây ra hội chứng khô mắt là do:

– Nước mắt sản xuất không đủ.

– Chất lượng nước mắt kém.

Tùy vào từng bệnh nhân khác nhau mà bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng khô mắt như: nóng rát ở mắt, đau mắt, mờ mắt như có mang che, chảy nước mắt quá nhiều.

Để cải thiện tình trạng bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc giảm đau, giảm viêm, thực hiện chế độ ăn uống khoa học đủ chất. Từ đó sẽ giúp cung cấp đủ chất nhầy cho mắt.

Tầm nhìn thấp

Ở những người cao tuổi sẽ có các triệu chứng về mắt do tuổi như thị lực kém. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, làm việc của bạn ngay cả khi bạn đã nhờ đến sự hỗ trợ của kính mắt.

Các bệnh nhân có thị lực kém bạn có thể cải thiện được tình trạng của mình bằng những cách sau:

– Sử dụng kính lúp gắn trên kính

– Sử dụng kính lúp cầm tay

– Kính lúp kỹ thuật số

– Kính thiên văn sinh học

– Phần mềm phóng to chữ hay chức năng chuyển văn bản thành giọng nói khi làm việc.

Trên đây, là các bệnh về mắt thường gặp mà bạn nên nên biết. Hi vọng qua những thông tin này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện được triệu chứng gây bệnh và có cách điều trị phù hợp nhất.

Tài liệu tham khảo:

Truy cập lần cuối 31/12/2018 https://www.healthline.com/health/eye-health#refractive-errors

  |   31/12/2018