Bệnh suy tuyến yên điều trị như thế nào?
Bệnh suy tuyến yên là gì?
Tuyến yên là một tuyến nột tiết nhỏ hình hạt đậu nằm ở đáy não, phía sau mũi và giữa hai tai. Tuyến yên ảnh hưởng đến gần như mọi bộ phận trên cơ thể. Suy tuyến yên là một bệnh rối loạn hiếm gặp, khi đó tuyến yên bị suy giảm hormone hoặc không sản xuất đủ hormone cần thiết đi nuôi dưỡng cơ thể.
Nguyên nhân gây suy tuyến yên?
Thông thường, suy tuyến yên là kết quả của rối loạn di truyền. Suy tuyến yên là sự phát triển bất thường của một khối u của tuyến yên. Khi một khối u tuyến yên tăng kích thước, nó có thể nén và làm hỏng mô tuyến yên, cản trở sản xuất hormone. Những khối u này có thể chèn lên dây thần kinh thị giác, gây rối loạn thị giác và làm bạn giảm tầm nhìn.
Một số nguyên nhân gây ra suy tuyến yên như:
- Người bệnh bị suy tuyến yên do mắc bệnh xã hội như giang mai, ho lao, nấm, não bị nhiễm khuẩn…
- Do biến chứng sau khi phẫu thuật vùng tuyến yên, mức độ suy tuyến yên tùy thuộc vào khối u và một số yếu tố khác.
- Suy tuyến yên thường gặp ở những bệnh nhân đang xạ trị ung thư vòm họng, điều trị những khối u cạnh tuyến yên.
- Sau khi thực hiện thủ thuật phá thai hoặc sau khi sinh cơ thể người phụ nữ bị nhiễm khuẩn. Từ đó, dẫn đến tình trạng mạch máu ở tuyến yên hoạt động trì trệ, nghẽn mạch nguy cơ gây hoại tử thùy tuyến yên.
- Các vùng xoang, thái dương bị viêm và nghẽn mạch.
- Vùng máu ở tuyến yên bị nhồi máu thường găp ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường bị thoái hoá mạch máu.
- Do dị tật bẩm sinh dẫn đến sản xuất hormone tuyến yên bị suy giảm.
- Do trong quá trình sinh nở bị mất quá nhiều máu.
- Trong một số trường hợp, nguyên nhân của suy tuyến yên là không rõ.
- Do vùng dưới đồi (hypothalamus) một phần của não bị mắc bệnh cũng có thể gây ra suy tuyến yên. Vùng dưới đồi sản xuất hormone của chính nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến yên.
Triệu chứng của suy tuyến yên?
Các triệu chứng của suy tuyến yên khác nhau, tùy thuộc vào loại hormone tuyến yên nào bị thiếu và mức độ thiếu hụt nghiêm trọng. Một số dấu hiệu cụ thể như:
- Thường xuyên bị đau đầu, rối loạn thị giác. Đặc biệt là ăn uống không ngon miệng, hay buồn nôn và nôn mửa.
- Cơ thể mệt mỏi, tụt huyết áp, hay đi táo bón, suy giảm ham muốn tình dục, bị rụng tóc.
- Giảm cân hoặc tăng cân đột ngột không thể kiểm soát.
- Kinh nguyệt không đều hoặc không có, rụng lông mu và không có khả năng sản xuất sữa cho con bú ở phụ nữ đang nuôi con nhỏ.
- Đối với trẻ em tăng trưởng tuyến tính quá mứ, khiến cơ thể không phát triển như bình thường.
- Tay, chân to ra bất thường, thoái hóa các khớp…
- Mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Thiếu máu thường xuyên và dễ bị ngất xỉu.
Điều trị suy giảm tuyến yên như thế nào?
Điều trị y tế bao gồm liệu pháp thay thế hormone và điều trị từ các nguyên nhân gây nên bệnh:
- Thuốc dùng để điều trị suy tuyến yên thay thế hormone bị thiếu.
- Glucocorticoids (ví dụ, hydrocortison) được sử dụng để điều trị suy thượng thận do thiếu ACTH.
- Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp, sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị suy giáp. Các loại thuốc, như levothyroxine (ví dụ, Synthroid, Levoxyl), có thể được sử dụng.
- Thiếu hụt hormone giới tính được điều trị bằng các hormone phù hợp với giới tính như testosterone hoặc estrogen.
- Liệu pháp thay thế testosterone (ví dụ, Andro -LA hoặc Androderm) được sử dụng ở nam giới. Testosterone thúc đẩy và duy trì sự phát triển của các đặc điểm tình dục thứ cấp như lông mặt ở nam giới bị thiếu hụt androgen.
- Liệu pháp thay thế estrogen có hoặc không có progesterone được sử dụng ở phụ nữ. Khi Estrogen được bổ sung vào cơ thể sẽ giúp duy trì hệ thống ính sản và đặc điểm tình dục thứ cấp khác.
- Liệu pháp thay thế hormone tăng trưởng (GH) được sử dụng cho trẻ em khi thích hợp. Hoormon tăng trưởng kích thích tăng trưởng tuyến tính và cơ xương. Liệu pháp GH cũng có thể được sử dụng ở người lớn, nhưng nó sẽ không làm cho chúng ta phát triển cao hơn.
Tóm lại, khi có những dấu hiệu của suy tuyến yên bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời nhé.