Cắt một bên buồng trứng có con được không [Bác sĩ tư vấn]
Cắt một bên buồng trứng có con được không? Đây là thắc mắc của nhiều chị em mà chưa có lời giải đáp cụ thể. Trong bài viết dưới đây, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn về vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Buồng trứng và ống dẫn trứng có nhiệm vụ dẫn tinh trùng đến trứng để quá trình thụ thai diễn ra. Vì vậy, việc bắt buộc cắt bỏ buồng trứng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Tùy thuộc vào cắt bỏ 1 bên hoặc 2 bên buồng trứng mà có sự ảnh hưởng khác nhau. Bài viết sau đây được tư vấn bởi bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên chuyên khoa I Sản phụ khoa.
CẮT BỎ 1 BÊN BUỒNG TRỨNG CÓ CON ĐƯỢC KHÔNG?
Theo bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên chia sẻ, trong trường hợp một bên buồng trứng còn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một bên buồng trứng để giữ lại chức năng sinh sản cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nó sẽ có một số ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản.
Khi cả hai buồng trứng hoạt động bình thường, khả năng thụ thai của phụ nữ sẽ đạt hiệu quả tối đa. Trong trường hợp phải cắt bỏ 1 bên buồng trứng thì tỷ lệ thụ thai thành công giảm xuống còn 50%. Những trường hợp chị em bắt buộc phải can thiệp y tế để cắt bỏ 1 bên buồng trứng là:
- Cắt bỏ 1 bên buồng trứng do u nang: U nang buồng trứng được hiểu là những khối u có kích cỡ khác nhau chứa dịch lỏng hoặc rắn. Những khối u này tập trung phát triển tại 1 hoặc cả 2 bên buồng trứng, gây tắc nghẽn, nhiễm trùng…Điển hình nhất là hội chứng buồng trứng đa nang. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ 1 bên buồng trứng để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân
- Cắt bỏ 1 bên buồng trứng do ung thư buồng trứng: Đây là bệnh phụ khoa nguy hiểm nhất dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Các tế bào trong buồng trứng bị đột biến và nhân lên một cách bất thường, không kiểm soát được. Điều này khiến bạn bắt buộc phải cắt 1 bên buồng trứng.
- Lạc nội mạc tử cung: Việc mắc căn bệnh này khiến các mô trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung, lấn át ống dẫn trứng. Khi bệnh tiến triển, các mô bên ngoài tử cung sẽ ngăn cản không cho máu chảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt. Điều này gây ra hiện tượng chảy máu trong, nhiễm trùng và một số triệu chứng nguy hiểm khác. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định cắt một bên buồng trứng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chị em.
- Cắt bỏ một bên buồng trứng do áp xe buồng trứng: Áp xe buồng trứng là một thuật ngữ y tế cho thấy buồng trứng đã bị nhiễm trùng hoặc có hình thành túi mủ bên trong. Trong những trường hợp xảy ra nhiễm trùng quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một bên buồng trứng để đảm bảo ổ viêm nhiễm sẽ không lây lan sang những bộ phận xung quanh.
- …
Những trường hợp chị em phụ nữ bắt buộc phải cắt bỏ 1 bên buồng trứng thì khả năng sinh sản sẽ giảm đi một nửa. Tuy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có phương án kích thích, khắc phục giúp tăng khả năng thụ thai ở buồng trứng còn lại. Biện pháp tốt nhất cho chị em đã cắt hoặc có ý định cắt 1 bên buồng trứng là đến thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín. Để nhận được lời khuyên hữu ích đến từ các chuyên gia y tế trong vấn đề này.
CẮT MỘT BÊN BUỒNG TRỨNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ?
Chắc chắn rằng việc cắt bỏ một bên buồng trứng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Những biến đổi trong cơ thể khi chỉ còn 1 bên buồng trứng hoạt động đó là:
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Điều này là chắc chắn, bởi vì theo tự nhiên, người phụ nữ có 2 buồng trứng. Nếu chỉ còn 1 buồng trứng hoạt động thì hiệu quả sẽ khó được như lúc đầu. Những phẫu thuật cắt bỏ 1 bên buồng trứng thường sẽ tác động đến vùng chậu gây sẹo dính và những biến chứng nguy hiểm. Có thể gây nên tình trạng chửa ngoài tử cung.
- Cắt một bên buồng trứng – gây thiếu hụt Estrogen do cắt một bên buồng trứng làm tăng nguy cơ cao của bệnh tim, loãng xương, mất trí nhớ…Nhiều nghiên cứu y khoa cảnh báo rằng, phụ nữ trẻ cắt bỏ buồng trứng có khả năng mất nhận thức hoặc mất trí nhớ cao gấp 2 lần, nguy cơ bị mắc bệnh tim cao hơn 7 lần người bình thường.
- Cắt một bên buồng trứng gây – những thay đổi bất thường: Những hormone bị giảm đi một nửa, đồng nghĩa với bạn có thể xuất hiện một vài hiện tượng như: bốc hỏa, đổ mồ hôi, loãng xương, trầm cảm, không còn cảm giác ham muốn tình dục như lúc trước.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng: Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt buồng trứng, bạn sẽ cần tránh sinh hoạt vợ chồng trong vòng 6 tháng. Sau khoảng thời gian đó, nếu vợ chồng đã có sinh hoạt bình thường nhưng không có thai thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra định kỳ. Nhiều trường hợp chị em, sau khi cắt 1 bên, vì một lý do bệnh lý nào đó khiến bị tắc vòi trứng bên còn lại. Đây là dấu hiệu nguy hiểm ảnh hưởng trực đến sức khỏe sinh sản và cần có biện pháp khắc phục kịp thời.
Để tránh những hệ lụy có thể xảy ra ở nữ giới, bạn nên nghe theo những hướng dẫn của bác sĩ. Nếu đã cắt một bên buồng trứng mà xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì nên tái khám để có lời khuyên hữu ích của những chuyên gì về vấn đề này.
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ
Việc bắt buộc phải cắt một bên buồng trứng là điều không mong muốn của đa số chị em. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đấy mà bạn buộc lòng phải cắt bỏ thì