Trang chủ » Bệnh Phụ khoa » Viêm phụ khoa: Dấu hiệu dễ nhận biết bạn cần chú ý

Viêm phụ khoa: Dấu hiệu dễ nhận biết bạn cần chú ý

Có đến 90% nữ giới kể cả đã hay chưa hệ tình dục đều mắc viêm phụ khoa. Tuy nhiên không nhiều người nắm rõ dấu hiệu viêm phụ khoa là gì, nguyên nhân gây bệnh hay điều trị như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về các bệnh viêm phụ khoa, cách nhận biết, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!

Viêm phụ khoa là gì?

Viêm phụ khoa là viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cả cơ quan bên trong và bên ngoài. Bệnh gặp ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp nhất là độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình dục. Phụ nữ mang thai, do hệ nội tiết thay đổi đột ngột, cũng rất dễ bị viêm phụ khoa.

Tác nhân gây viêm nhiễm rất đa dạng bao gồm: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn lậu….

Các bệnh viêm phụ khoa phổ biến là:

Viêm âm đạo: là tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo. Đây là bệnh viêm phụ khoa phổ biến nhất. 1/3 nữ giới trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc phải bệnh lý này, một lần trong đời. Triệu chứng của bệnh chủ yếu là ngứa rát vùng kín, âm đạo sưng đỏ, khí hư có mùi hôi.

Viêm cổ tử cung: là tình trạng cổ tử cung bị viêm nhiễm dẫn đến ngứa ngáy vùng kín và khí hư ra nhiều. Căn bệnh nguy hiểm hơn viêm âm đạo và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Viêm vòi trứng: viêm phụ khoa không được điều trị kịp và lây lan ngược dòng thời thường gây viêm vòi trứng. Viêm vòi trứng có thể dẫn đến tắc vòi trứng, làm cản trở đường đi của trứng đến tử cung. Tình trạng này gây ra biến chứng vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung.

Viêm buồng trứng: Viêm nhiễm ở buồng trứng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trứng cả về số lượng và chất lượng. Do đó khả năng thụ thai giảm hoặc có nguy cơ vô sinh. Bệnh thường gây ra triệu chứng là đau vùng xương hông, kinh nguyệt thất thường…

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Đây là sự phát triển quá mức của các tế bào tuyến trong cổ tử cung và xâm lấn ra bên ngoài. Nó là một dạng tổn thương lành tính ở cổ tử cung. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: ngứa ngáy vùng kín, đau hoặc chảy máu khi quan hệ….

Dấu hiệu của các bệnh viêm phụ khoa

Mỗi bệnh lý phụ khoa gây ra các triệu chứng đặc trưng riêng. Nhưng ở giai đoạn đầu chúng không rõ ràng và tương tự nhau. Chính điều này khiến nhiều nữ giới chủ quan không đi khám. Đến khi viêm phụ khoa nặng mới đi khám thì việc điều trị vừa khó khăn vừa tốn kém. Hơn nữa các bệnh viêm phụ khoa nặng thường gây nhiều biến chứng hơn, nhất là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Vì vậy các chuyên gia khuyên rằng, ngay khi có những dấu hiệu viêm phụ khoa, bạn nên đi khám ngay.

Các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa bao gồm:

  • Vùng kín ngứa ngáy bất thường. Ngứa nhiều vào ban đêm thường là do nhiễm nấm.
  • Khí hư vùng kín đổi màu sang màu vàng, xanh, nâu… Kết cấu khí hư thay đổi sang vón cục, đặc như mủ hoặc loãng như nước.
  • Khí hư có mùi hôi, mùi chua, mùi khắm, mùi tanh… khó chịu.
  • Đau rát hoặc chảy máu khi quan hệ.
  • Đi tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Hay bị đau vùng bụng dưới.
  • Vùng kín mọc mụn bất thường.
  • Rối loạn kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có một số nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm phụ khoa bao gồm:

Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm nhiễm phụ khoa. Một số lỗi chị em hay mắc phải khi vệ sinh vùng kín là:

  • Không vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Lau từ sau ra trước khi đi vệ sinh làm lây lan vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.
  • Thụt rửa âm đạo làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
  • Mặc quần lót quá chặt gây bí bách và khiến vùng kín ẩm ướt.
  • Không thường xuyên thay băng vệ sinh.

Tất cả những yếu tố trên đều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm.

Mất cân bằng nội tiết tố

Hệ nội tiết có vai trò điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dục nữ. Khi hệ nội tiết mất cân bằng, PH trong âm đạo biến đổi khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây viêm. Mất cân bằng nội tiết thường xuất hiện khi phụ nữ mang thai, lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc do gặp stress trong thời gian dài.

Quan hệ tình dục không an toàn

Khi quan hệ không sử dụng bao cao su, vi khuẩn từ nam giới sẽ lây lan và đi sâu vào âm đạo. Đây cũng là con đường lây nhiễm các bệnh xã hội nguy hiểm. Vì vậy quan hệ tình dục không an toàn khiến nữ giới mắc nhiều bệnh sinh dục nguy hiểm.

Viêm phụ khoa khi mang thai

Giai đoạn mang thai là thời kỳ phụ nữ dễ bị viêm phụ khoa. Nguyên nhân là do nội tiết tố tăng cao đồng thời chức năng thận giảm, tạo điều kiện thích hợp cho các tác nhân gây bệnh phát triển.

Viêm phụ khoa khi mang thai thường gặp nhất là các bệnh lý sau:

Viêm âm đạo do nấm candida 

Nấm candida vốn là loại nấm ký sinh ở vùng kín và không gây hại. Tuy nhiên khi mang thai, nội tiết tố thay đổi đột ngột giúp nấm phát triển mạnh mẽ và gây viêm nhiễm. Thai phụ khi bị nhiễm nấm thường tái đi tái lại nhiều lần.

Nấm âm đạo có thể gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra nếu không điều trị khỏi thì khi sinh, trẻ có thể bị nhiễm nấm ở niêm mạc miệng hoặc bị viêm da.

Viêm phụ khoa do vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)

Đây là bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ mang thai, cứ 5 thai phụ thì có 1 người bị. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh là: khí hư có màu xám, mùi hôi tanh…

Viêm phu khoa do vi khuẩn khi mang thai có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như:

  • Vỡ ối
  • Nhiễm trùng ối
  • Nguy cơ sảy thai lớn
  • Tăng nguy cơ sinh non
  • Con sinh ra bị nhẹ cân

Viêm âm đạo cho lậu cầu khuẩn

Lậu cầu khuẩn là tác nhân gây viêm ngứa phụ khoa và nhiều triệu chứng khó chịu như: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ, khí hư có mùi hôi, đau bụng dưới…

Bệnh lậu khi mang thai ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi như:

  • Làm tăng nguy cơ sinh non
  • Gây viêm màng ối dẫn đến vỡ ối
  • Trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng
  • Lây nhiễm bệnh lậu cho trẻ trong quá trình sinh thường. Trẻ thường bị nhiễm lậu ở mắt gây viêm kết mạc, làm giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.

Các biện pháp điều trị viêm phụ khoa

Hiện nay, các bệnh viêm phụ khoa chủ yếu điều trị bằng các phương pháp sau:

Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng thuốc

Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Các loại thuốc điều trị thường là kháng sinh, thuốc chống viêm. Thuốc có cả dạng uống và dạng đặt. Một liệu trình điều trị thường kéo dài từ 7-14 ngày, hoặc tùy theo tình trạng của bệnh.

Một số loại thuốc phổ biến để điều trị viêm phụ khoa bao gồm:

  • Metronidazol
  • Fluconazole
  • Miconazol
  • Neomycin

Ưu điểm khi điều trị bằng thuốc là áp dụng tại nhà, hiệu quả điều trị nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên người bệnh phải thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sĩ, không được tự ý dừng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc khác. Các bác sĩ cũng khuyên rằng chị em không nên tự ý mua thuốc khi chưa thăm khám để tránh các tác dụng không mong muốn hoặc khiến bệnh nặng hơn.

thuốc đặt canesten

Chữa viêm phụ khoa bằng các biện pháp ngoại khoa

Khi viêm phụ khoa nặng, việc điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả cao, bác sĩ sẽ phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa.

Một số biện pháp phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Đốt điện: Sử dụng dòng điện cao tần để loại bỏ viêm nhiễm. Phương pháp này có thể gây đau và để lại sẹo sau điều trị.
  • Áp lạnh: Sử dụng khí nitơ ở nhiệt độ cực thấp để loại bỏ nhiễm trùng.
  • Đốt laser: Sử dụng tia laser tạo ra nhiệt lượng để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và điều trị nhiễm trùng.

Đối với phụ nữ mang thai, việc điều trị viêm phụ khoa cần phải cân nhắc kỹ càng. Vì việc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ có quyết định điều trị hay không. Nếu điều trị thì ưu tiên thuốc đặt hoặc thuốc bôi. Thai phụ cũng cần đi khám định kỳ thường xuyên để phát hiện phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm tái phát.

Cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa

Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp chị em phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.

Vệ sinh đúng cách:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày là biện pháp đơn giản nhất và thiết yếu nhất để phòng ngừa viêm phụ khoa. Theo đó, chị em nên cần thực hiện như sau:

  • Vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1-2 lần bằng dung dịch vệ sinh thích hợp.
  • Không thụt rửa sâu trong âm đạo.
  • Không dùng xà phòng để rửa vùng kín.
  • Thấm khô tại chỗ vùng kín ngay sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.

Quan hệ tình dục an toàn

  • Quan hệ chung thủy chế độ một vợ – một chồng.
  • Nếu là người lần đầu quan hệ, nhất định phải sử dụng bao cao su.
  • Nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ cùng bạn tình.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Nên ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhiều đường vì đường là thức ăn yêu thích của nấm candida.
  • Khi bị viêm phụ khoa: Nên ăn nhiều thực phẩm lên men như sữa chua để tăng lợi khuẩn trong âm đạo. Tránh ăn hải sản, thịt đỏ, đồ chiên rán… vì chúng kích thích các tác nhân gây bệnh phát triển nặng hơn.

Khám sức khỏe sinh sản định kỳ

Khám sức khỏe sinh sản từ 6 tháng – 1 năm/ một lần là biện pháp để phát hiện sớm các bệnh viêm phụ khoa nguy hiểm. Nếu không thể thực hiện điều này thì bạn nên đi khám ngay khi vùng kín xuất hiện các dấu hiệu viêm phụ khoa.

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm phụ khoa chia sẻ với bạn đọc. Bất cứ chị em nào cũng có thể mắc viêm phụ khoa, vì vậy hãy trang bị kiến thức trên bảo vệ sức khỏe bản thân. Hy vọng chị em đã nắm được dấu hiệu viêm phụ khoa để kịp thời thăm khám, cũng như biết nguyên nhân gây viêm phụ khoa để phòng ngừa thích hợp.

  |   18/09/2020