Trang chủ » Bệnh Phụ khoa » Bệnh viêm âm đạo - viêm phụ khoa » Bệnh viêm âm đạo là gì: biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa mới nhất

Bệnh viêm âm đạo là gì: biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa mới nhất

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm cả thói quen sinh hoạt và những thay đổi bên trong cơ thể. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy viêm âm đạo là gì? Nguyên nhân gây viêm âm đạo là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy tìm hiểu những điều này ngày sau đây né!

Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo do các tác nhân như: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… gây ra. Đây là bệnh lý phụ khoa không quá nghiêm trọng và rất thường gặp. Hầu như bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể mắc viêm âm đạo một lần trong đời.

Viêm âm đạo gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh như: ngứa ngáy vùng kín, khí hư ra nhiều và có sự thay đổi màu sắc, đau rát khi quan hệ, vùng kín có mùi hôi, tiểu đau buốt hoặc rát… Những triệu chứng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh.

Bệnh viêm âm đạo tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời, viêm nhiễm có thể lây lan ngược dòng. Từ đó gây ra viêm cổ tử cung, rồi lan lên tử cung và buồng trứng. Vì vậy nhận biết nguyên nhân và triệu chứng viêm âm đạo để điều trị kịp thời và phòng ngừa là điều rất cần thiết.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm âm đạo là do thói quen sinh hoạt, một phần nhỏ là do những thay đổi trong cơ thể. Cụ thể những yếu tố gây ra viêm âm đạo bao gồm:

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Vệ sinh hàng ngày không đảm bảo, lười thay băng vệ sinh, không vệ sinh sau khi quan hệ, thụt rửa âm đạo…Đây là đều là những thói quen sinh hoạt không tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.

Mặc quần lót không đúng cách: Hay mặc quần chật không đúng size, mặc quần ẩm ướt cũng là một nguyên nhân gây viêm âm đạo.

Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ không sử dụng bao cao su sẽ con đường lây nhiễm các tác nhân gây bệnh từ bạn tình. Khi đó, người bệnh còn có nguy cơ mắc các bệnh xã hội nghiêm trọng như sùi mào gà, giang mai, lậu… Những bệnh lý này chính là nguyên nhân gián tiếp gây viêm âm đạo.

Thực hiện các thủ thuật ngoại khoa không đảm bảo: Khi các dụng cụ không được tiệt trùng kỹ sẽ mang vi khuẩn vào sâu trong âm đạo và gây ra viêm nhiễm. Một số thủ thuật ngoại khoa phổ biến như: nạo phá thai, đặt vòng tránh thai, điều trị đốt viêm lộ tuyến…

Rối loạn nội tiết tố: Hệ nội tiết mất cân bằng làm thay đổi môi trường PH âm đạo. Môi trường âm đạo vốn có tính axit có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Vì vậy khi nó mất cân bằng sẽ là điều kiện cho các vi khuẩn gây hại phát triển và gây ra viêm nhiễm. Rối loạn nội tiết tố thường xảy ra ở thời kỳ dậy thì mang thai, mãn kinh hoặc do sự thay đổi đột đột của cơ thể như tăng/ giảm cân bất thường…

Lạm dụng thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Khi đó, vi khuẩn có hại có điều kiện để phát triển mạnh mẽ và gây ra viêm nhiễm.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo

  • Phụ nữ mang thai
  • Thời kỳ tiền mãn kinh
  • Quan hệ tình dục với nhiều người
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh
  • Sử dụng thuốc diệt tinh trùng
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Sử dụng nhiều sản phẩm vệ sinh vùng kín không thích hợp
  • Thường xuyên thụt rửa âm đạo
  • Đặt dụng cụ tử cung để ngừa thai

Triệu chứng bệnh viêm âm đạo

Nấm men, vi khuẩn và trichomonas là 3 tác nhân phổ biến gây viêm âm đạo. Với mỗi tác nhân, bệnh viêm âm đạo lại có triệu chứng khác nhau. Nhận biết những dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn có cách điều trị thích hợp.

1.Viêm âm đạo do nấm men

Loại nấm men gây viêm âm đạo phổ biến nhất là nấm candida. Đây là loại nấm sống ký sinh ở đường tiêu hóa và đường sinh dục của người. Bình thường, nấm candida không gây hại. Nhưng khi điều kiện thích hợp, chúng phát triển nhanh chóng với số lượng lớn sẽ gây ra viêm nhiễm.

Nguyên nhân khiến nấm men phát triển đột biến thường có 2 lý do: lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc tiểu đường mãn tính làm suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng viêm âm đạo do nấm là:

  • Âm đạo ngứa ngáy dữ dội
  • Khí hư màu trắng và thường bị vón cục như bã đậu
  • Tiểu buốt, tiểu khó
  • Đau khi quan hệ tình dục

2.Viêm âm đạo do vi khuẩn

Khi vi khuẩn có hại phát triển lấn át các vi khuẩn có lợi sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Các vi khuẩn phổ biến gây viêm âm đạo bao gồm: vi khuẩn Gardnerella vaginalis, Prevotella, Porphyromonas…

Triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn là:

  • Âm đạo ngứa ngáy và sưng tấy đỏ
  • Khí hư ra nhiều có màu trắng đục
  • Đi tiểu nóng rát
  • Chảy máu sau khi quan hệ tình dục
  1. Viêm âm đạo do Trichomonas

Trichomonas là ký sinh trùng lây nhiễm qua đường tình dục. Chúng thường kí sinh và gây viêm nhiễm âm đạo. Nhưng đôi khi chúng cũng có thể gây viêm ở tử cung, buồng trứng.

Triệu chứng của viêm âm đạo do trichomonas là:

  • Khí hư ra nhiều có màu xanh hoặc vàng
  • Khí hư loãng có bọt và có mùi hôi nặng
  • Âm đạo ngứa ngáy, sưng đỏ
  • Thăm khám cổ tử cung thấy các vết loét trợt
  • Đau buốt khi đi tiểu và khi quan hệ tình dục
  • Một số trường hợp bị đau bụng dưới khi quan hệ

Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm âm đạo

Khi có các biểu hiện bệnh viêm âm đạo, bạn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm âm đạo như sau:

Hỏi về tiền sử bệnh: Hỏi về thông tin về tiền sử bệnh phụ khoa hoặc bệnh tình dục giúp bác sĩ phán đoán có phải do các bệnh lý tái phát hay không.

Khám phụ khoa: Khám lâm sàng bên ngoài âm đạo và kiểm tra cổ tử cung bằng mỏ vịt (đối với nữ giới đã quan hệ tình dục)

Siêu âm ổ bụng: Đây là biện pháp để quan sát kỹ hơn các cơ quan sinh dục bên trong để phát hiện bất thường. Đây cũng là biện pháp bắt buộc phải hiện để kiểm tra kỹ hơn với nữ giới chưa quan hệ tình dục (do khám bằng mỏ vịt có thể gây rách tử cung).

Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Xét nghiệm dịch âm đạo hoặc cổ tử cung để tìm các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, trichomonas…

Các xét nghiệm khác: Nếu người bệnh có tiền sử quan hệ tình dục không an toàn thì có thể phải thực hiện thêm các xét nghiệm bệnh xã hội. Điển hình là bệnh lậu. Còn nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ các bệnh xã hội khác như sùi mào gà, giang mai…bác sĩ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm này.

Cách điều trị viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo có thể được điều trị khỏi dễ dàng nếu được điều trị kịp thời. Các phương pháp để điều trị viêm âm đạo bao gồm:

Điều trị bằng thuốc

Bệnh viêm âm đạo mức độ nhẹ chủ yếu điều trị bằng các thuốc kháng sinh đặc trị. Tùy từng tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp.

Các loại thuốc điều trị viêm âm đạo bao gồm:

  • Thuốc uống: Đây là những thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và kháng viêm. Thuốc thường sử dụng cho phụ nữ bị viêm âm đạo và chưa quan hệ tình dục.
  • Thuốc đặt: Đây là loại thuốc điều trị viêm âm đạo phổ biến và có tác dụng cao. Thuốc điều trị viêm âm đạo do tất cả các tác nhân gây ra như nấm, vi khuẩn, trùng roi. Cách sử dụng là đặt thuốc vào âm đạo, mỗi viên. Một liệu trình điều trị kéo dài khoảng 7-14 ngày.

Chữa viêm âm đạo bằng biện pháp ngoại khoa

Đây là phương pháp được áp dụng khi viêm âm đạo ở mức độ nặng và điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Phương pháp được áp dụng phổ biến là liệu pháp ozone. Phương pháp này có hiệu quả nhanh chóng trong việc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như e.coli, nấm, vi khuẩn…

Lưu ý khi điều trị viêm âm đạo:

  • Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Vì bệnh viêm âm đạo ở mỗi người có thể do các tác nhân khác nhau gây ra. Do đó, việc dùng thuốc không đúng không chỉ không khỏi bệnh mà còn khiến viêm nhiễm nặng hơn.
  • Khi điều trị, bạn phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ: sử dụng thuốc hết liệu trình, không tự ý ngưng thuốc hay đổi thuốc. Vì nhiều tường hợp, các triệu chứng của bệnh đã biến mất nhưng nếu ngừng thuốc, bệnh có thể tái phát trở lại.
  • Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong thời gian điều trị để ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn và tăng hiệu quả điều trị.

Cách phòng ngừa viêm âm dạo

Để phòng ngừa viêm âm đạo và các bệnh phụ khoa nói chung, bạn nên chú ý những điều sau đây:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: vệ sinh hàng ngày, nên thấm khô sau khi đi vệ sinh, sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ có độ PH thích hợp.
  • Không tự ý thụt rửa âm đạo, sẽ làm mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo. Điều này khiến các tác nhân gây bệnh có cơ hội phát triển và gây viêm nhiễm.
  • Mặc quần lót đúng size, không mặc quần quá bó, không mặc quần ẩm ướt.
  • Cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm cho vùng kín: ví dụ nước hoa vùng kín, dưỡng ẩm vùng kín…
  • Ngăn ngừa nguy cơ kích ứng: tránh sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng vùng kín như: tampon, xà phòng thơm…
  • Tránh tắm nước nóng quá lâu có thể làm khô vùng kín tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm các tác nhân gây bệnh từ bạn tình, trong đó có các virus gây bệnh xã hội nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm âm đạo chia sẻ với bạn đọc. Bệnh viêm âm đạo tuy không nguy hiểm nhưng có thể lây lan lên cổ tử cung. Từ đó gây ra nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy khi có các triệu chứng viêm âm đạo bạn nên đi thăm khám để được điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngăn ngừa những tác hại của căn bện này.

  |   16/09/2020