Trang chủ » Bệnh Phụ khoa » Viêm âm đạo khi mang thai và những điều cần biết

Viêm âm đạo khi mang thai và những điều cần biết

Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất, phụ nữ nào cũng từng mắc viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Rất nhiều nữ giới thắc mắc bị viêm âm đạo có mang thai được không? Hoặc bị mắc viêm âm đạo khi mang thai thì sẽ gây ra những ảnh hưởng gì lên sức khỏe mẹ và bé? Điều trị viêm âm đạo khi mang thai có khó khăn không? Để trả lời những thắc mắc đó, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Bị viêm âm đạo có mang thai được không?

nam am dao khi mang thai

Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ bị viêm âm đạo vẫn có thể mang thai, nhưng khả năng mang thai tùy vào bệnh nặng hay nhẹ. Dù thế nào, phụ nữ viêm âm đạo cũng có tỷ lệ thụ thai thấp hơn bình thường do những nguyên nhân sau:

  • Phụ nữ bị viêm âm đạo thường cảm thấy tự ti trước bạn tình, giảm ham muốn, khi quan hệ thấy đau rát. Do đó tần suất quan hệ tình dục giảm, khiến người bệnh khó thụ thai.
  • Viêm âm đạo khiến dịch âm đạo tiết nhiều bất thường, lúc này tinh trùng di chuyển qua âm đạo vào tử cung khó khăn hơn. Tinh trùng bị vi khuẩn tấn công nên sức sống và khả năng di chuyển cũng yếu hơn bình thường.
  • Một số chị em tính toán ngày rụng trứng để quan hệ và chủ động mang thai. Tuy nhiên rối loạn kinh nguyệt do viêm âm đạo gây ra có thể khiến chị em không dự đoán chính xác được ngày rụng trứng.
  • Viêm âm đạo nếu không điều trị sớm, để lâu có thể gây ra hiện tượng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.

Trên thực tế, phụ nữ viêm âm đạo vẫn có thể thụ thai. Nhưng lúc này mẹ và bé đều phải đối mặt với những nguy cơ xấu có thể xảy ra cho sức khỏe.

Có thai làm gia tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo

Nữ giới khi mang thai dễ mắc viêm âm đạo hơn bình thường, điều này là do:

– Nội tiết tố sinh dục estrogen trong cơ thể thay đổi khi chị em mang thai. Lúc này nồng độ pH trong âm đạo cũng thay đổi, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại ký sinh trong âm đạo sinh sôi phát triển.

– Sức đề kháng của phụ nữ mang thai kém hơn so với khi chưa mang thai. Vì thế thai phụ không thể đề kháng khỏi sự tấn công của các tác nhân có hại gây viêm nhiễm trong âm đạo.

– Dịch tiết âm đạo trong thời kỳ mang thai được tiết ra nhiều hơn bình thường. Tuy là khí hư sinh lý nhưng cũng cần chị em chăm sóc vệ sinh kỹ. Nếu không, lượng khí hư đó sẽ tạo thành môi trường lý tưởng cho tác nhân có hại phát triển.

Ngoài ra, nhiều phụ nữ mang thai không biết chăm sóc vùng kín chu đáo, quan hệ tình dục không an toàn, dùng đồ lót không thông thoáng… Những thói quen sinh hoạt này đều khiến thai phụ dễ bị viêm âm đạo.

Tác nhân gây viêm âm đạo

Vậy những tác nhân nào phổ biến gây viêm âm đạo ở nữ giới? Theo các chuyên gia, các tác nhân đó là:

Nấm Candida

Candida Albicans là loại nấm men gây viêm âm đạo ở phụ nữ. Loại nấm men này ký sinh phổ biến trên người, tại những nơi ẩm ướt. Khi cơ thể phụ nữ khỏe mạnh, pH âm đạo cân bằng thì nấm Candida không thể gây hại. Nhưng khi âm đạo mất cân bằng pH, nấm Candida sẽ nhân cơ hội đó để phát triển, gây ra bệnh viêm âm đạo.

Lậu cầu khuẩn

Đây là vi khuẩn gây bệnh lậu trên người, và cũng là loại vi khuẩn phổ biến gây viêm âm đạo. Lậu cầu khuẩn gây ra nhiều ảnh hưởng lên sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Vi khuẩn Bacterial Vaginosis

Nhóm vi khuẩn này tồn tại sẵn trong âm đạo phụ nữ, chờ điều kiện thích hợp sẽ phát triển, nhân lên với số lượng lớn và gây bệnh.

Liên cầu khuẩn streptococcus (nhóm B)

Đây là nhóm tác nhân gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến trên người. Khi lan từ đường tiết niệu sang âm đạo, nó sẽ gây ra bệnh viêm âm đạo ở nữ giới.

Trùng roi trichomoniasis

Trùng roi trichomoniasis thường ký sinh trong âm đạo phụ nữ. Gặp điều kiện thuận lợi về nồng đồ pH âm đạo, chúng nhân lên về số lượng và gây bệnh. Người bệnh viêm âm đạo do trùng roi thường gặp triệu chứng khí hư chuyển màu vàng hoặc xanh, hình dáng và mùi trở nên bất thường.

Triệu chứng bệnh viêm âm đạo khi mang thai

Những triệu chứng điển hình mà thai phụ thường gặp khi mắc viêm âm đạo là:

– Khí hư có mùi hôi tanh, chuyển màu bất thường (trắng đục, xám, xanh, vàng, đỏ), dạng loãng hay vón cục: Thai nghén là thời kỳ khí hư của phụ nữ tiết ra nhiều, nhưng đó là khí hư sinh lý, không có màu hoặc mùi gì đặc biệt. Khi khí hư thay đổi bất thường thì đó chính là dấu hiệu viêm nhiễm.

– Vùng kín ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu, sưng nóng và tấy đỏ. Nếu đi khám phụ khoa, chị em có thể thấy rõ những mảng bám trên thành âm đạo.

– Đau rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục: điều này là do âm đạo đang bị viêm loét, tổn thương.

Chị em đang mang bầu cần quan sát kỹ triệu chứng của cơ thể để có quyết định thăm khám kịp thời khi thấy dấu hiệu mắc viêm âm đạo.

Ảnh hưởng của bệnh viêm âm đạo lên mẹ và bé

Tình trạng viêm âm đạo ảnh hưởng ít hay nhiều đến mẹ và bé còn phụ thuộc mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Cụ thể, nếu thai phụ mắc bệnh trong giai đoạn nhẹ, được thăm khám và điều trị kịp thời thì bệnh có thể không gây ảnh hưởng gì. Ngược lại, nếu bệnh nặng, tái đi tái lại nhiều lần và có biến chứng, thì sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe hai mẹ con.

Ảnh hưởng với người mẹ

Mang thai là thời kỳ mẹ bầu dễ bất ổn về tâm lý. Nếu bị mắc viêm âm đạo, mẹ bầu sẽ dễ cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi. Điều này gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của bào thai trong bụng.

Viêm âm đạo mức độ nặng khi mang thai cũng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như nhiễm trùng màng ối gây sảy thai, kích thích chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non…

Ảnh hưởng với thai nhi

Những tác động xấu của bệnh viêm âm đạo gây ra cho thai nhi bao gồm:

  • Kích thích quá trình chuyển dạ khiến thai nhi bị sinh non. Khi sinh ra chưa đủ tuần tuổi, sức đề kháng của bé sẽ kém. Lúc này bé dễ mắc bệnh, khó nuôi và chậm lớn hơn.
  • Mẹ viêm âm đạo do vi khuẩn Chlamydia hoặc lậu, thai nhi dễ bị nhiễm trùng mắt, ở mức độ nặng dẫn đến mù lòa.
  • Mẹ bị viêm âm đạo do liên cầu khuẩn streptococcus nhóm B, thai nhi sinh ra có nguy cơ tử vong hoặc biến chứng nặng.

Vì những lý do trên, mẹ bầu cần hết sức đề phòng để bảo vệ sức khỏe không chỉ cho mình mà còn cho thai nhi nằm trong bụng.

Điều trị viêm âm đạo khi mang thai

Hiện nay, điều trị viêm âm đạo cho phụ nữ mang bầu chú trọng dùng thuốc. Đó có thể là thuốc tây y hoặc đông y.

Thuốc tây y chữa viêm âm đạo cho phụ nữ mang thai

Thuốc điều trị viêm âm đạo cho phụ nữ mang bầu có nhiều loại, trong đó loại được lựa chọn nhiều nhất là viên đặt. Lý do là vì trong 3 tháng đầu mang thai, sử dụng viên đặt ít gây ảnh hưởng nhiều đến cơ thể thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Những thuốc đặt âm đạo phổ biến nhất là:

thuốc đặt ponysta

Viên đặt âm đạo Polygynax: Thuốc này dùng phổ biến để kháng nấm Candida, ức chế sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn gram dương và gram âm. Từ đó, thai phụ có thể ngăn ngừa, điều trị viêm nhiễm hiệu quả.

Viên đặt âm đạo Canesten: Loại thuốc này có thể dùng để kháng nấm hiệu quả, ít có tác dụng phụ lên sức khỏe thai phụ.

Viên đặt âm đạo Mebines: Ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo do tạp khuẩn và nấm gây ra.

Thuốc đông y chữa viêm âm đạo cho phụ nữ mang thai

Nhiều chị em viêm âm đạo tìm đến thuốc đông y bởi thuốc đông y nổi tiếng là lành tính, an toàn, không gây ra tác dụng phụ. Loại thuốc này có tác dụng lâu dài, có lợi cho quá trình điều dưỡng cơ thể. Nhờ đó, thai phụ cũng được bồi bổ và nâng cao sức đề kháng, thanh nhiệt giải độc, cân bằng các nội quan trong cơ thể.

Thuốc đông y thường sử dụng những thảo dược có khả năng sát khuẩn, kháng nấm tự nhiên. Khi sử dụng, nó giúp niêm mạc phần phụ của bạn không bị tổn thương trong lúc điều trị bệnh nên không gây ra biến chứng nguy hại.

Nhược điểm của thuốc đông y trong chữa viêm âm đạo là nó cho hiệu quả chậm hơn nhiều so với thuốc tây. Vì thế để sử dụng thuốc đông y, bạn cần phải kiên trì.

Ngày nay, có những cơ sở y tế phối hợp cả thuốc đông y và tây y trong điều trị bệnh. Điều đó giúp duy trì ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hai dòng thuốc này. Một trong những cơ sở điều trị đông tây y kết hợp nổi tiếng nhất là Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Điều trị bằng bài thuốc dân gian tại nhà

Các mẹ bầu có thể tham khảo một số phương pháp dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Ví dụ như:

Sử dụng rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và ký sinh trùng tự nhiên. Theo đó, bạn hãy chuẩn bị 100g rau diếp cá, sau khi rửa sạch thì cho vào đun cùng nước và 1 thìa muối tinh. Khi nước sôi, bạn đun nhỏ lửa thêm 20 phút nữa rồi bắc ra, đợi nước nguội thì ngâm rửa vùng kín. Mỗi tối, bạn nên thực hiện đều đặn phương pháp này để đẩy lùi bệnh viêm âm đạo.

Sử dụng lá trầu không

Lá trầu cũng là thảo dược có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên. Theo đó, bạn hãy rửa sạch lá trầu rồi đun cùng nước, khi nước sôi thì bạn cho 1 thìa muối vào, hòa tan và tắt bếp. Khi nước bớt nóng, bạn hãy xông hơi vùng kín. Đợi nước nguội thì bạn dùng nước đó ngâm rửa vùng kín một lần nữa.

Tuy nhiên khi thực hiện các mẹo trên đây, bạn cần tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ. Bạn tránh tự ý làm một mình tại nhà vì có thể xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các vấn đề xung quanh bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai. Hãy chăm sóc vùng kín cẩn thận mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo, bạn nhé!

  |   17/09/2020