Viêm âm đạo do nấm candida: Biểu hiện và cách điều trị dứt điểm [mới nhất]
Viêm âm đạo do nấm candida là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Dù không quá nguy hiểm nhưng nó lại gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm nấm âm đạo? Làm thế nào để nhận biết viêm âm dạo do nấm và có cách điều trị kịp thời. Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây! Hãy cùng theo dõi nhé!
Viêm nấm âm đạo là gì?
Viêm nấm âm đạo là viêm nhiễm ở âm đạo to tác nhân nấm – chủ yếu là nấm candida – gây ra. Nấm candida là một loại nấm ký sinh trong đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục của cơ thể. Thực tế nó cũng có một số vai trò nhất định đối với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên khi chúng phát triển quá mức, lấn át các vi khuẩn có lợi ở vùng sinh dục sẽ gây ra viêm nấm âm đạo.
PH âm đạo mất cân bằng do những thay đổi ở cơ thể, là điều kiện thích hợp cho nấm phát triển. Viêm nấm âm đạo là bệnh phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới. Có đến 80% nữ giới sẽ có nguy cơ mắc phải một lần trong đời.
Viêm nấm âm đạo gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu như âm đạo ngứa ngáy, tiết nhiều khí hư mùi hôi…Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và đời sống tình dục của nữ giới. Viêm nấm âm đạo là bệnh rất dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để. Nó cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm suy giảm miễn dịch và chức năng sinh sản. Vì vậy chúng ta cần nhận biết sớm căn bệnh này để điều trị.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm âm đạo do Candida
Nấm Candida phát triển rất nhanh, vì vậy các triệu chứng viêm nấm âm đạo cũng rất rõ ràng. Căn bệnh này khiến người bệnh rất khó chịu với cá triệu chứng như sau:
Âm đạo sưng tấy đỏ
Âm đạo là cơ quan nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Triệu chứng đầu tiên của viêm nấm âm đạo là sưng, tấy đỏ. Bên trong âm đạo có thể hình thành các vết nứt. Mức độ viêm nhiễm càng nặng thì sưng tấy càng lan rộng ra cả âm hộ, môi lớn và môi bé.
Ngứa rát âm đạo
Đây là triệu chứng phổ biến nhất và cũng khiến người bệnh khó chịu nhất của viêm nấm âm đạo. Những cơn ngứa thường râm ran cả ngày, khiến người bệnh không tập trung được vào công việc.
Khi nữ giới hoạt động thể thao hoặc làm việc ra nhiều mồ hôi, cơn ngứa có xu hướng gia tăng. Ngứa ngáy khiến nhiều chị em muốn gãi, nhưng điều này lại càng làm cho tổn thương nghiêm trọng hơn.
Khí hư bất thường
Nấm âm đạo gây ra khí hư màu trắng vón cục như bã đậu và có mùi hôi rất khó chịu. Đôi khi khí hư cũng có màu xanh hoặc xám, hoặc lẫn máu. Khí hư ra nhiều khiến vùng kín thường xuyên ẩm ướt.
Đau khi quan hệ tình dục
Viêm nấm âm đạo khiến chị em bị đau khi quan hệ tình dục. Niêm mạc âm đạo có thể đỏ ửng và sưng tấy lên. Người bệnh khó có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc yêu cũng như cảm giác khoái cảm. Ngoài ra, nếu quan hệ không an toàn thì nguy cơ lây nhiễm nấm cho bạn tình là rất cao.
Tiểu tiện bất thường
Nhiễm nấm âm đạo cũng gây ra những vấn đề về tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu khó, đi tiểu nhiều lần. Thậm chí nước tiểu có thể chứa mủ.
Xuất huyết âm đạo
Khi viêm nấm âm đạo ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị xuất huyết âm đạo bất thường. Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn phải đi khám phụ khoa ngay lập tức.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo do nấm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nấm Candida phát triển mạnh và gây viêm nấm âm đạo. Chúng bao gồm:
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Rất nhiều chị em mắc lỗi vệ sinh vùng kín và tạo điều kiện cho nấm phát triển. Đó là:
- Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ PH không thích hợp, làm mất cân bằng môi trường âm đạo, khiến âm đạo mất khả năng tự bảo vệ.
- Mặc quần lót quá chặt hoặc ẩm ướt: đây là điều kiện thích hợp cho nấm phát triển.
- Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng.
- Không thay băng thường xuyên.
- Lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày.
- Lạm dụng thụt rửa âm đạo không cần thiết.
- Không vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
Hệ miễn dịch suy giảm
Khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, nấm cơ hội phát triển mạnh mẽ. Vấn đề này xảy ra có thể do sức khỏe yếu hoặc do phải dùng kháng sinh trong thời gian dài. Bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS cũng dễ bị nhiễm nấm do hệ miễn dịch yếu.
Do một số bệnh lý
Phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường, ung thư… thường bị nhiễm nấm âm đạo. Quá trình xạ trị và hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư cũng loại bỏ luôn cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy khi hệ miễn dịch suy giảm, môi trường âm đạo mất cân bằng. Đây là điều kiện thích hợp cho nấm candida phát triển và gây viêm nhiễm.
Chế độ ăn uống nhiều đường
Không chỉ bệnh nhân tiểu đường mà ngay cả chế độ ăn uống nhiều đường cũng là nguyên nhân gây ra nấm âm đạo. Lý do là: đường chính là thức ăn yêu thích của nấm. Những thực phẩm có nhiều đường phổ biến là: bánh kẹo, nước ngọt có gas…. Nếu đang bị nhiễm nấm âm đạo, bạn nên cắt bỏ tất cả nhóm thực phẩm này.
Do estrogen tăng cao
Hormone estrogen tăng cao đột ngột cũng là một yếu tố khiến nấm Candida bùng phát. Đó là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai cũng dễ bị nhiễm nấm âm đạo. Ngoài ra sử dụng thuốc tránh thai estrogen liều cao cũng có thể gây bệnh.
Quan hệ với người mắc bệnh
Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm nấm sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm âm đạo. Ngoài ra, bạn còn có thể bị mắc nhiều bệnh tình dục khác.
Căng thẳng kéo dài
Cuối cùng stress kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây nấm âm đạo. Vì căng thẳng thần kinh kéo dài cộng với thức khuya và mất ngủ cũng làm suy giảm hệ miễn dịch. Đây là điều kiện thích hợp cho nấm sinh sôi mạnh mẽ và gây viêm nhiễm.
Tác hại của bệnh viêm âm dạo do nấm
Viêm nấm âm đạo ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể dưới đây là những tác hại của nó gây ra cho nữ giới:
Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Viêm nấm âm đạo gây cảm giác rất ngứa ngáy khó chịu. Điều này khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và bứt rứt không yên. Họ không thể tập trung được vào công việc và các hoạt động thường ngày.
Mất tự tin
Vùng kín có mùi hôi khó chịu khiến người bệnh vô cùng mất tự tin khi giao tiếp. Nhất là khi đối mặt với bạn tình. Họ sợ hãi và lảng tránh chuyện quan hệ tình dục.
Suy giảm hệ miễn dịch
Đây vừa là nguyên nhân và cũng là hậu quả của viêm nấm âm đạo. Viêm nấm âm đạo trong thời gian dài sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch. Đây là cơ hội để các loại vi khuẩn và virus khác tấn công và gây bệnh.
Viêm nhiễm phụ khoa
Nhiễm nấm âm đạo không được điều trị kịp thời sẽ lây lan viêm nhiễm đến các cơ quan khác. Từ âm đạo, nấm lan lên cổ tử cung, tử cung và nghiêm trọng hơn là buồng trứng, ống dẫn trứng. Những bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến khả năng sinh sản.
Phải làm gì khi bị nhiễm nấm âm đạo?
Khi có triệu chứng nhiễm nấm âm đạo, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Tại đây các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh nấm âm đọa bao gồm:
Đầu tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng. Sau đó, hỏi về tiền sử bệnh lý, thói quen tình dục, triệu chứng của bệnh… để có những chẩn đoán ban đầu. Để xác định chính xác thì bác sĩ phải tiến hành thực hiện:
- Xét nghiệm dịch âm đạo
- Soi tươi nấm âm đạo
- Các xét nghiệm cần thiết khác để loại trừ các bệnh lý phụ khoa khác.
Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Cách chữa viêm âm đạo do nấm
Phương pháp phổ biến để điều trị viêm nấm âm đạo là dùng thuốc kháng sinh đặc trị. Thuốc điều trị nấm âm đạo gồm 3 loại: thuốc uống, thuốc đặt và thuốc bôi.
Cụ thể các lọai thuốc điều trị nấm âm đạo bao gồm:
Thuốc đặt âm đạo
Đây là loại thuốc điều trị nấm âm đạo phổ biến và cho hiệu quả cao. Thuốc được đặt trực tiếp vào âm đạo để tiêu diệt nấm. Liều thông thường là mỗi ngày một viên và đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Một số loại thuốc trị nấm phổ biến hiện nay là: Clomaz, Canesten, Ecozole, Lomexin
Thuốc uống
Thuốc uống chữa nấm được chỉ định trong trường hợp nấm đã lan sang cả cơ quan khác. Phương pháp này cũng được áp dụng cho nữ giới chưa quan hệ tình dục, vì thuốc đặt có thể gây rách màng trinh. Thuốc uống cũng có tác dụng rất tốt trong việc ức chế và tiêu diệt nấm.
Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này là: PUCAN, Canditral, Itraxcop, Sanuzo, Sporal
Người mắc một số bệnh lý dưới đâ phải thận trọng khi sử dụng thuốc: suy gan thận, tim mạch….
Thuốc dùng ngoài
Đây là dạng thuốc bôi trị ngứa ngáy, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Người bệnh theo thuốc trực tiếp lên vùng da bị viêm nhiễm từ 2-3 lần/ ngày. Thuốc bôi cũng có tác dụng ngăn ngừa nấm phát triển sang cả các khu vực khác.
Sử dụng loại thuốc nào còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng sử dụng thuốc, liệu trình của bác sĩ trong thời gian điều trị. Bạn lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị. Với phụ nữ mang thai, việc điều trị nhất định phải do bác sĩ chỉ định để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Phòng ngừa nhiễm nấm candida âm đạo
Dưới đây là những cách giúp bạn phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách và thực hiện mỗi ngày 1-2 lần.
- Mặc quần lót đúng size, phơi khô dưới ánh nắng hoặc nơi thoáng mát.
- Không lạm dụng thụt rửa âm đạo.
- Sử dụng bao cao su và vệ sinh ngay sau khi quan hệ.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn nhiều đường.
- Nếu bị nấm âm đạo, cần điều trị triệt để tránh bệnh tái phát.
- Giữ tinh thần thoải mái, tăng cường luyện tập thể thao để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm âm đạo do nấm. Hy vọng bạn đọc đã nắm được nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này, cách nhận biết triệu chứng viêm nấm âm đạo để điều trị kịp thời.