Trang chủ » Bệnh Phụ khoa » Những điều cần biết về thuốc đặt âm đạo từ A – Z

Những điều cần biết về thuốc đặt âm đạo từ A – Z

Dùng thuốc đặt âm đạo là cách nhiều chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng để chữa các chứng bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nhưng không phải phụ nữ nào cũng am hiểu về thuốc đặt âm đạo. Vậy cụ thể, thuốc đặt âm đạo là gì? Cách đặt thuốc vào âm đạo như thế nào? Cần lưu ý những gì khi đặt thuốc vào âm đạo? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn với những câu hỏi đó, mời bạn tham khảo bài viết sau!

Thuốc đặt âm đạo là gì?

Được bào chế dưới dạng viên rắn, thuốc đặt âm đạo là loại thuốc dùng để đặt trực tiếp vào trong âm đạo của phụ nữ. Việc đưa thuốc vào âm đạo có thể bằng tay hoặc bằng dụng cụ chuyên dụng. Khi thuốc tan ra nhờ nhiệt độ cơ thể, thành phần dược phẩm sẽ được thẩm thấu vào lớp niêm mạc âm đạo. Thông thường thuốc đặt âm đạo có tác dụng tốt hơn đường uống. Điều này là do các hoạt chất chứa trong thuốc tránh được quá trình chuyển hóa ở gan.

Trên thị trường hiện nay, thuốc đặt âm đạo rất phổ biến và đa dạng về mẫu mã. Chúng được chia thành 3 nhóm thuốc sau:

  • Thuốc chứa một loại kháng sinh: thường đặc trị cho 1 tác nhân gây bệnh.
  • Thuốc chứa nhiều kháng sinh: có thể tiêu diệt nhiều loại tác nhân gây bệnh cùng lúc.
  • Thuốc chứa hormon estrogen: hỗ trợ phụ nữ trong quá trình quan hệ tình dục.

Hoặc tùy theo mục đích sử dụng và tác dụng cụ thể của thuốc, có thể chia thành:

  • Thuốc đặt âm đạo trị nấm, kháng khuẩn: Ví dụ các loại thuốc đặt âm đạo trị nấm Candida như Neo Tergynan, Canesten, Polygynax, Mycogynax, Fluomizin… Thuốc đặt âm đạo kháng khuẩn như Polidom, Metromicon, Chlorquinaldol…
  • Thuốc đặt âm đạo giúp tránh thai: loại thuốc này có chứa hoạt chất có khả năng tiêu diệt tinh trùng đi vào âm đạo.
  • Thuốc đặt âm đạo để chữa khô âm đạo.

Để lựa chọn thuốc đặt âm đạo, chị em cần dựa trên các tiêu chí sau:

  • Chọn loại thuốc tương ứng với tác nhân gây bệnh của mình.
  • Chọn loại thuốc an toàn với người sử dụng, có hiệu quả điều trị cao.
  • Chọn loại thuốc ít có tác dụng phụ và không gây kích ứng cơ thể.

Có những trường hợp không nên sử dụng thuốc đặt âm đạo, ví dụ như khi đang sử dụng phương pháp điều trị khác, khi đang hành kinh… Do đó việc sử dụng thuốc đặt âm đạo cần chặt chẽ tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cách đặt thuốc vào âm đạo

Cách đặt thuốc vào âm đạo sao cho đúng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng thuốc. Theo các chuyên gia, các bước đặt thuốc âm đạo đúng cách là:

Bước 1: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Trong quá trình vệ sinh, hãy dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh tự nhiên, không gây kích ứng “cô bé”. Bạn cũng cần tránh thụt rửa quá sâu vào âm đạo. Hành động này có thể gây mất cân bằng pH môi trường trong âm đạo, khiến bạn tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín và làm tổn thương âm đạo.

Bước 2: Vệ sinh tay

Bạn hãy rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng để loại bỏ vi khuẩn trên tay trước khi tiếp xúc trực tiếp với vùng kín.

Bước 3: Chuẩn bị thuốc

Một số thuốc đặt âm đạo dạng viên nén cứng cần phải ngâm vào nước sôi, sau đó để nguội trong khoảng 10 giây. Điều này giúp cho viên thuốc mềm hơn, dễ dàng đưa vào âm đạo và tan ra trong âm đạo.

Bước 4: Tư thế khi đặt thuốc

Chị em có thể lựa chọn hai tư thế sau. Tư thế thứ nhất là nằm ngửa, đặt mông lên gối hoặc chăn, mở hai chân rộng ra nhằm vùng kín được lộ rõ. Tư thế thứ hai là nửa nằm nửa ngồi hoặc ngồi xổm, miễn sao có thể quan sát vùng kín dễ dàng.

Bước 5: Đặt thuốc

Bạn dùng ngón trỏ và ngón giữa để kẹp lấy viên thuốc, sau đó từ từ đưa vào âm đạo. Thuốc không nên được đặt quá sâu hay quá nông bên trong âm đạo. Nếu đặt quá sâu, hành động đặt có thể làm tổn thương bên trong và khiến tác dụng của thuốc bị giảm đi. Nhưng nếu đặt quá nông, thuốc có thể bị đẩy ra ngoài do âm đạo co bóp. Do đó theo các chuyên gia, bạn nên đặt thuốc vào âm đạo ở độ sâu tầm khoảng 1 ngón tay là được.

Bước 6: Nghỉ ngơi sau khi đặt thuốc

Bạn nên nằm nghỉ sau khi đặt thuốc khoảng từ 15 – 20 phút. Điều này giúp thuốc được cố định bên trong âm đạo và dễ ngấm vào lớp niêm mạc âm đạo hơn.

Lưu ý trong quá trình đặt thuốc âm đạo

Theo các bác sĩ, trong quá trình đặt thuốc âm đạo bạn cần lưu ý những điều sau:

Luôn giữ vùng kín thông thoáng, sạch sẽ

Vệ sinh vùng kín thường xuyên thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh phù hợp, chọn quần lót rộng rãi thoáng mát và thấm hút… Đây là những điều bạn nên làm để tránh cho vùng kín khỏi bí bách khi dùng thuốc đặt âm đạo.

Cắt móng tay trước khi đưa thuốc vào âm đạo

Móng tay dài có thể khiến niêm mạc âm đạo bị tổn thương khi bạn nhét thuốc vào bên trong. Do đó bạn nên cắt móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ, hoặc sử dụng găng tay y tế trước khi đưa thuốc vào âm đạo.

Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian dùng thuốc

Các thành phần của thuốc khiến cho niêm mạc âm đạo trở nên nhạy cảm. Vì thế quan hệ tình dục dễ khiến âm đạo của bạn bị tổn thương.

Ngoài ra khi vừa quan hệ tình dục xong, bạn cũng không nên đặt thuốc. Bởi vì lúc này dương vật vừa cọ xát làm tổn thương niêm mạc âm đạo. Do đó việc đặt thuốc có thể khiến tổn thương phục hồi chậm hơn, làm nguy cơ viêm nhiễm âm đạo tăng cao. Không những thế, đặt thuốc sau khi quan hệ tình dục còn khiến pH âm đạo mất cân bằng, tạo điều kiện cho tác nhân gây hại phát triển.

Sử dụng băng vệ sinh khi dùng thuốc đặt âm đạo

Trong quá trình dùng thuốc, dịch âm đạo có thể chảy ra ngoài. Do đó bạn nên dùng băng vệ sinh như thời kỳ kinh nguyệt.

Tăng sức đề kháng cơ thể

Luyện tập thể thao vừa sức, có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý là cách để bạn tăng sức đề kháng của cơ thể. Sức đề kháng tăng, tình trạng viêm nhiễm cũng nhanh được phục hồi.

Tuân theo chỉ định của bác sĩ

Khi nghi ngờ mắc bệnh phụ khoa, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà cần đến cơ sở y tế thăm khám. Tùy theo tác nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn loại thuốc đặt âm đạo phù hợp nhất. Chỉ khi dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều, bệnh của bạn mới thuyên giảm.

Để lựa chọn cơ sở y tế phù hợp, bạn nên chọn những cơ sở chuyên về phụ khoa. Hiện nay tại Hà Nội, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là một trong những địa chỉ chuyên khoa uy tín. Nơi đây tập trung những bác sĩ phụ khoa hàng đầu, là địa điểm tin cậy của nhiều chị em phụ nữ.

Các vấn đề gặp phải khi dùng thuốc đặt âm đạo sai cách

Vùng kín bị tổn thương, khô rát, ngứa ngáy, đau khi quan hệ… là những vấn đề bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc đặt âm đạo sai cách. Vậy những sai lầm thường gặp khi chị em dùng thuốc đặt âm đạo là gì?

Tùy ý sử dụng thuốc đặt âm đạo

Tùy ý sử dụng thuốc không theo chỉ định có thể khiến bạn mua phải thuốc giả, dùng không đúng cách và đúng liều. Điều này gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, bệnh có thể trở nặng hơn và khó chữa hơn.

Sử dụng thuốc đặt âm đạo trong thời gian dài

Theo các chuyên gian, bạn chỉ nên dùng thuốc đặt âm đạo trong thời gian từ 7 – 10 ngày, không nên kéo dài quá 14 ngày. Bởi dùng thuốc đặt âm đạo qua thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng âm đạo khô rát, nhờn và kháng thuốc.

Sử dụng thuốc đặt âm đạo trong thời gian hành kinh

Dùng thuốc đặt âm đạo khi hành kinh làm cổ tử cung giãn ra, dẫn đến khoang tử cung rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Điều này khiến bệnh của bạn không thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn.

Quan hệ tình dục trong thời gian dùng thuốc

Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc âm đạo cũng như niêm mạc cổ tử cung của bạn.

Dị ứng và tác dụng phụ của thuốc đặt âm đạo

Một số phụ nữ xuất hiện tình trạng ngứa rát khó chịu trong âm đạo sau khi đặt thuốc. Điều này có thể là do bạn dị ứng với các thành phần của thuốc, cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc.

Với tình trạng ngứa vùng kín do dị ứng, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn chuyển sang dùng loại thuốc khác.

Với tình trạng ngứa vùng kín do tác dụng phụ của thuốc: Trong hầu hết các trường hợp, sau khoảng thời gian đầu, triệu chứng ngứa rát vùng kín sẽ biến mất nhanh và không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài qua nhiều ngày, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và khắc phục.

Phụ nữ mang bầu có nên dùng thuốc đặt âm đạo?

Phụ nữ mang thai có sự thay đổi nội tiết tố sinh dục trong cơ thể, khiến pH âm đạo mất cân bằng, dễ khiến tác nhân có hại sinh sôi. Thêm nữa, sức đề kháng của phụ nữ mang thai cũng yếu hơn bình thường. Do đó đây là nhóm đối tượng rất dễ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu bị mắc viêm phụ khoa hoàn toàn có thể dùng thuốc đặt âm đạo. Điều này là do thuốc đặt âm đạo đa phần đều có tác dụng tại chỗ chứ không thấm vào máu, nên không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, thai phụ vẫn nên đi khám phụ khoa trước khi dùng thuốc và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.

Thời gian điều trị bệnh của mẹ bầu thường lâu hơn bình thường, các mẹ bầu cần kiên nhẫn. Hơn nữa trong quá trình điều trị, mẹ bầu cũng nên kết hợp thêm các hình thức chữa trị khác. Ví dụ dùng thuốc đông y để điều hòa và bồi bổ cơ thể là cách hay nhiều chuyên gia khuyên dùng. Một trong những cơ sở áp dụng hiệu quả phương pháp đông y kết hợp tây y tại Hà Nội là Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Các mẹ bầu có thể cân nhắc, lựa chọn cơ sở này để tới khám và điều trị bệnh phụ khoa.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về thuốc đặt âm đạo. Tìm hiểu kỹ và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ là cách giúp bạn bảo vệ vùng kín của mình!

  |   17/09/2020