Trang chủ » Bệnh Phụ khoa » Khám phụ khoa như thế nào: những điều cần biết từ A – Z

Khám phụ khoa như thế nào: những điều cần biết từ A – Z

Khám phụ khoa là một hoạt động mà các chuyên gia khuyến khích phụ nữ thực hiện định kỳ 6 tháng một lần. Điều này giúp chị em đảm bảo sức khỏe sinh sản của mình luôn ở mức tốt nhất. Vậy khám phụ khoa là gì? Khám phụ khoa là khám những gì? Khám phụ khoa như thế nào và khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền? Đây là những thắc mắc phổ biến của các chị em khi lần đầu đi khám phụ khoa. Nếu bạn có chung những thắc mắc này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Khám phụ khoa là gì?

Kinh nghiệm khám phụ khoa

Theo số liệu thống kê năm 2014 của Bộ Y tế, tại Việt Nam có hơn 90% chị em phụ nữ từng mắc bệnh phụ khoa. Đây là một con số đáng báo động, tuy nhiên vì tâm lý xấu hổ và chủ quan, nhiều phụ nữ rất ngại đi khám phụ khoa. Điều này khiến cho tỷ lệ chị em mắc bệnh phụ khoa ngày càng tăng cao hơn.

Vậy phụ khoa là gì? Khám phụ khoa là gì? Theo các chuyên gia, phụ khoa là từ chỉ nhóm các bộ phận thuộc hệ sinh dục ở nữ giới. Chúng bao gồm tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, tử cung, vòi trứng, buồng trứng… Như vậy, khám phụ khoa chính là khám tổng quát các cơ quan trong hệ sinh dục của chị em phụ nữ.

Các chuyên gia cho rằng chị em nên đi khám phụ khoa vào các thời điểm sau:

  • Khi vùng kín có dấu hiệu bất thường: Rối loạn kinh nguyệt, vùng kín ngứa ngáy sưng đỏ, ra khí hư bất thường, đau khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục…
  • Trước khi bạn kết hôn: Khám phụ khoa trước khi kết hôn để đảm bảo sức khỏe sinh sản của bạn vẫn ổn định và có thể bước vào cuộc sống gia đình.
  • Trước và trong quá trình mang thai (khám sản phụ khoa): Khám sản phụ khoa định kỳ là cách đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé vẫn bình thường, không gặp tình trạng nguy hiểm nào.
  • Định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần: Giúp chị em sớm phát hiện những căn bệnh phụ khoa từ giai đoạn đầu, thuận lợi cho quá trình chữa bệnh.

Có rất nhiều căn bệnh phụ khoa, từ bệnh bình thường không nghiêm trọng, đến những bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng có thể phát hiện qua khám phụ khoa. Ví dụ như viêm âm hộ – âm đạo, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…

Tại sao cần đi khám phụ khoa

Khám phụ khoa mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ. Có thể kể đến như:

  • Giúp bạn kiểm tra tổng thể sức khỏe sinh sản của mình, nắm bắt các thông tin và đảm bảo mọi thứ vẫn bình thường.
  • Giúp bạn kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn ngay từ giai đoạn đầu. Ví dụ các chứng viêm nhiễm, viêm loét, các khối u trong tử cung hay buồng trứng…
  • Giúp bạn phát hiện được những dị dạng đường sinh dục làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp hoặc mang thai.
  • Giúp bạn phát hiện các vấn đề về rối loạn nội tiết tố ở các giai đoạn bình thường hoặc khi tiền mãn kinh.
  • Giúp bạn có phương án điều trị hiệu quả khi không may gặp phải những bất thường trong đường sinh dục. Nhờ đó bạn ngăn chặn được các nguy cơ bệnh phát triển, lây lan và biến chứng khôn lường của chúng. Trong đó, có những biến chứng ảnh hưởng tới cả tính mạng.
  • Giúp bạn hiểu thêm về cách phòng tránh bệnh phụ khoa, cách chăm sóc vùng kín, cách tránh thai an toàn… từ lời khuyên của bác sĩ. Nhờ đó bạn có thêm kiến thức để bảo vệ mình.
  • Giúp bạn có cái nhìn chân thực về sức khỏe sinh sản và các cơ quan sinh dục. Từ đó bạn cũng bớt đi cảm giác e ngại khi khám phụ khoa.

Như vậy bạn có thể thấy khám phụ khoa là việc làm cần thiết và có lợi cho sức khỏe sinh sản của chính bạn.

Khám phụ khoa là khám những gì?

Cơ quan sinh dục ở người phụ nữ được các chuyên gia chia thành hai nhóm, chúng là:

  • Cơ quan sinh dục trên: buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung.
  • Cơ quan sinh dục dưới: cổ tử cung, âm đạo, âm hộ.

Khi khám phụ khoa, bạn sẽ được bác sĩ khám tổng quát các cơ quan sinh dục trên và cơ quan sinh dục dưới một cách chi tiết. Đồng thời, bác sĩ cũng tiến hành khám các khu vực như ổ bụng, trực tràng… và khám cụ thể tình hình bệnh (nếu có).

Các cách khám phụ khoa bác sĩ thường dùng là khám trực tiếp bằng tay, khám bằng dụng cụ (VD như mỏ vịt), thực hiện xét nghiệm, siêu âm…

Các xét nghiệm bạn có thể thực hiện khi khám phụ khoa như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, siêu âm cổ tử cung… Nếu bạn bị nghi ngờ mắc bệnh ung thư, những xét nghiệm đặc thù khác sẽ được chỉ định. Ví dụ như xét nghiệm PAP, sinh thiết cổ tử cung…

Khám phụ khoa có đau không?

Rất nhiều chị em sợ hãi rằng khám phụ khoa là tác động vào vùng kín, một khu vực vô cùng nhạy cảm của phụ nữ. Vì vậy nó sẽ gây đau đớn.

Theo các chuyên gia, khám phụ khoa đúng là có thể gây ra cảm giác hơi khó chịu. Tuy nhiên nếu bạn đến những cơ sở y tế uy tín, với đội nghĩ y bác sĩ giỏi và lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại thì khác. Với bác sĩ giàu kinh nghiệm và các thủ thuật khám chuẩn xác, khám phụ khoa có thể trở nên rất nhẹ nhàng và không gây đau đớn cho bạn.

Quy trình khám phụ khoa tại cơ sở y tế

Vậy khám phụ khoa như thế nào? Theo các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, khám phụ khoa có một quy trình khám rất rõ ràng. Bạn có thể tham khảo các bước khám phụ khoa tại cơ sở y tế như sau:

Bước 1: Hỏi thông tin tổng quát

Bạn sẽ được bác sĩ hỏi về các thông tin khác nhau. Ví dụ như tiền sử bệnh tật nói chung, bạn từng mắc bệnh phụ khoa nào chưa, hiện tại có triệu chứng vùng kín nào không… Bạn cần trả lời thành thật để bác sĩ nắm được tình hình cụ thể của bạn.

Bước 2: Khám vùng bụng

Các bác sĩ sẽ kiểm tra và thăm khám vùng bụng của bạn để xác định xem có khối u nào không. Nếu bạn thấy đau, bác sĩ sẽ tiếp tục xác định điểm đau và phản ứng ở thành bụng của bạn.

Bước 3: Khám bộ phận sinh dục ngoài

Tầng sinh môn, vùng mu và âm vật của bạn sẽ được kiểm tra để xem có dị dạng hoặc thương tổn nào không. Ngoài ra, dịch âm đạo được xét nghiệm nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh viêm nhiễm ở vùng kín.

Bước 4: Khám bộ phận sinh dục trong

Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để đưa vào âm đạo của bạn. Lúc này bác sĩ quan sát thành âm đạo, lỗ cổ tử cung và cổ tử cung để kiểm tra vết loét, thương tổn… Nếu nghi ngờ ung thu, bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm tế bào ở cổ tử cung để thực hiện xét nghiệm sàng lọc. Nếu cổ tử cung có nhiều dịch nhày hoặc máu, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có dấu hiệu của tác nhân gây hại (vi khuẩn, nấm…) không.

Bước 5: Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng

Có nhiều xét nghiệm khác nhau được bác sĩ chỉ định thực hiện. Chúng bao gồm:

  • Xét nghiệm dịch âm đạo, dịch niệu đạo.
  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm tế bào.
  • Xét nghiệm nội tiết tố.
  • Siêu âm ổ bụng, âm đạo, tử cung, tuyến vú…
  • Chiếu chụp X-quang ổ bụng.

Bước 6: Chẩn đoán bệnh, lên phương án điều trị

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ dựa vào đó để chẩn đoán bệnh và tư vấn điều trị cho bạn. Việc điều trị tiến hành ngay sau khi bạn và bác sĩ thống nhất được phác đồ điều trị.

Khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền?

Chi phí khám phụ khoa dao động tùy theo nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền?”. Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám phụ khoa bao gồm:

  • Loại bệnh phụ khoa bạn mắc phải: Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc một căn bệnh phụ khoa nào đó, bạn sẽ được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác nhau. Thực hiện xét nghiệm nào, chi phí ra sao… tùy thuộc vào bệnh cụ thể.
  • Cơ sở y tế bạn chọn: những cơ sở uy tín, có nhiều y bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chăm sóc chu đáo, sẽ có giá khám phụ khoa cao. Ngược lại, những cơ sở nghèo nàn kém chất lượng thì chi phí sẽ thấp. Tuy nhiên bạn không nên chọn những cơ sở y tế giá rẻ vì kết quả xét nghiệm có thể không chính xác.

Có những cơ sở y tế công khai bảng giá các xét nghiệm phụ khoa riêng lẻ. Bạn có thể tham khảo trước những bảng giá này để dự trù kinh phí cần mang theo khi khám phụ khoa.

Thực hiện khám phụ khoa tại đâu uy tín?

Những địa chỉ uy tín về khám phụ khoa chị em có thể tham khảo là:

  • Các bệnh viện công: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội…

Tuy nhiên khi đến các bệnh viện này, bạn sẽ phải chờ đợi lâu vì nơi đây rất đông bệnh nhân.

  • Các phòng khám tư nhân chuyên về phụ khoa, sản phụ khoa uy tín, trong đó nổi tiếng nhất là Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Bạn có thể đặt lịch hẹn dễ dàng tại đây và không cần chờ đợi lâu. Thủ tục khám bệnh nơi đây cũng rất nhanh gọn. Không như các bệnh viện công, bạn có thể đến khám ngoài giờ hành chính và vào ngày nghỉ.

Trước khi đến khám phụ khoa, bạn cần lưu ý kiêng quan hệ tình dục trước khi khám 1 – 2 ngày, chọn thời điểm đã sạch kinh 3 ngày. Ngoài ra bạn cũng cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, ăn mặc thoáng mát và đến khám phụ khoa trong trạng thái tâm lý tốt, thoải mái vui vẻ. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các vấn đề xung quanh việc khám phụ khoa ở nữ giới. Việc cần làm của bạn chính là phá bỏ rào cản tâm lý và chuẩn bị thật tốt trước khi đến khám. Nhờ đó, buổi thăm khám có thể diễn ra suôn sẻ và hiệu quả!

  |   04/09/2020