Trang chủ » Bệnh Phụ khoa » 8 dấu hiệu tắc vòi trứng dễ nhận biết sớm bạn cần biết

8 dấu hiệu tắc vòi trứng dễ nhận biết sớm bạn cần biết

Tắc vòi trứng là một hiện tượng dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy cụ thể hiện tượng tắc vòi trứng là gì? Dấu hiệu tắc vòi trứng như thế nào? Cách điều trị tắc vòi trứng ra sao? Đây là những vấn đề mà bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ!

Hiện tượng tắc vòi trứng là gì?

Vòi trứng là ống dẫn trứng, cho phép trứng di chuyển từ buồng trứng tới tử cung. Do đó đây là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống sinh dục ở nữ giới.

Tắc vòi trứng còn được gọi là tắc ống dẫn trứng. Đây là hiện tượng vòi trứng bị nghẽn lại khiến trứng không thể di chuyển được. Tắc vòi trứng có thể xảy ra ở bên trái hoặc bên phải, cũng có khi bị tắc cả hai bên. Khi bị tắc ống dẫn trứng, bạn nên cẩn thận. Nếu không điều trị kịp thời, hiện tượng này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của bạn. Ở trường hợp nguy hiểm nhất, nó khiến chị em phải đối mặt với tình trạng vô sinh hiếm muộn.

Một số nguyên nhân gây tắc vòi trứng có thể kể đến như:

  • Hẹp vòi trứng bẩm sinh.
  • Vòi trứng có sẹo do nạo phá thai nhiều lần, nạo hút thai không cẩn thận.
  • Biến chứng của bệnh viêm vòi trứng.
  • Thao tác đặt vòng tránh thai không đúng cách khiến vòi trứng bị ảnh hưởng.

Tiếp theo, bài viết sẽ giới thiệu cho các bạn những dấu hiệu tắc vòi trứng thường gặp nhất để bạn có thể kịp thời phát hiện căn bệnh này!

Kinh nguyệt không đều – biểu hiện tắc vòi trứng điển hình

Khi tắc vòi trứng xảy ra, hoạt động của buồng trứng sẽ gặp trục trặc, chức năng rụng trứng và phóng noãn bị ảnh hưởng. Vì lẽ đó, phụ nữ bị tắc vòi trứng sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Những biểu hiện thường thấy là rong kinh, tắc kinh, chậm kinh, máu kinh sậm, vón cục hoặc đen, chu kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài…

Bình thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 22 đến 35 ngày, với lượng máu kinh tiết ra từ 20 đến 80 ml, máu kinh có màu đỏ sậm. Nhưng với người bị tắc vòi trứng, nếu gặp phải tình trạng chu kỳ kinh nguyệt thưa thì 1 chu kỳ có thể kéo dài tới hơn 35 ngày. Như vậy, 1 năm người đó có kinh ít hơn 8 lần, và sau 2 – 3 tháng mới hành kinh một lần. Lúc này lượng máu kinh cũng tiết ra rất ít.

Một số phụ nữ bị tắc vòi trứng khác gặp phải tình trạng vô kinh. Lúc này người đó không có kinh nguyệt, hoặc trong 6 tháng liên tiếp không thấy hành kinh. Bên cạnh đó, cũng có người bị rong kinh, tức hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, thậm chí 2 tuần mà chưa hết.

Ngoài tắc vòi trứng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt còn có thể là do bệnh u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng… Do đó để biết chính xác tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bạn là do đâu, bạn cần tới cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám.

Đau bụng – triệu chứng tắc vòi trứng thường gặp

Mỗi tháng 1 lần vào những ngày “đèn đỏ”, bạn lại gặp phải tình trạng đau bùng kinh. Tuy nhiên nếu hiện tượng đau bụng dưới xảy ra không liên quan đến chu kì kinh, đây có thể là dấu hiệu bất thường. Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân gây ra cơn đau bất thường này.

Nếu bị tắc vòi trứng, bạn sẽ cảm thấy vùng bụng đau cứng, đau âm ỉ hoặc quằn quại khiến bạn thấy kiệt sức. Cơn đau này có thể đi kèm đau lưng, đi tiểu nhiều, tiểu rát và rắt, cơ thể mỏi mệt và suy nhược… Do đó gặp những cơn đau dạng này, bạn không nên chủ quan mà cần kiểm tra ngay.

Tắc vòi trứng có biểu hiện gì: khó thụ thai

Ống dẫn trứng làm nhiệm vụ vận chuyển tinh trùng đến chỗ trứng để thụ tinh, sau đó nó lại đưa trứng thụ tinh đến làm tổ tại tử cung. Do đó nếu ống dẫn trứng bị tắc, tinh trùng không thể lên gặp trứng được, hoặc trứng thụ tinh không thể về tử cung làm tổ được. Điều này dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Không những thế, hiện tượng tắc vòi trứng còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trứng. Lúc này trứng rụng muộn hơn bình thường làm tỷ lệ thụ thai giảm.

Vì vậy, sau một thời gian dài kết hôn, nếu không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn chưa thấy mang thai, bạn nên đi kiểm tra ngay. Có thể bạn đã bị vô sinh. Lúc này cần kiểm tra xem tình trạng vô sinh của bạn là do tắc ống dẫn trứng hay vì nguyên nhân nào khác. Chỉ khi xử lý triệt để vấn đề này, khả năng mang thai tự nhiên của bạn mới được phục hồi.

Mang thai ngoài tử cung – biểu hiện của tắc vòi trứng thường thấy

Như đã nói ở trên, hiện tượng ống dẫn trứng bị tắc khiến trứng dù được thụ tinh nhưng không xuống tử cung làm tổ được. Điều này dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng này rất nguy hiểm, không cẩn thận có thể đe dọa tính mạng người phụ nữ. Do đó bạn cần hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được xử lý kịp thời.

Những biểu hiện tắc ống dẫn trứng khác

Ngoài những dấu hiệu tắc vòi trứng kể trên, bạn còn có thể gặp những triệu chứng khác như:

  • Dịch âm đạo tiết nhiều hơn bình thường.
  • Vùng kín đau rát khi quan hệ tình dục.

  • Chức năng tiêu hóa bị rối loạn.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Các triệu chứng này không rõ ràng và không đặc thù, do đó dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh. Để biết bạn có thực sự bị tắc vòi trứng hay không, cần thực hiện chiếu chụp, xét nghiệm, thăm khám cẩn thận tại cơ sở y tế.

Phương pháp chữa trị tắc vòi trứng tại cơ sở y tế

Khi tới cơ sở y tế, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm như nội soi ổ bụng, siêu âm sản khoa, chụp tử cung và vòi trứng… Dựa vào kết quả các xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ kết luận đó có phải tình trạng tắc vòi trứng hay không.

Khi đã xác định đó là tắc vòi trứng, các bác sĩ sẽ phải tái thông vòi để khôi phục khả năng mang thai tự nhiên của bạn. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị nội khoa

Với các trường hợp tắc vòi trứng do viêm vòi trứng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc tiêu viêm, kháng khuẩn. Khi dùng thuốc tây y, bạn cần tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi nếu dùng thuốc sai cách, sai liều, bạn có thể bị nhờn thuốc.

Ngoài ra, nhiều chị em sử dụng thuốc đông y trong điều trị viêm tắc vòi trứng. Đông y cho rằng nguyên nhân gây tắc vòi trứng là do khí huyết trì trệ. Do đó thầy thuốc sử dụng bài thuốc từ nhiều thảo dược để giúp bạn điều hòa khí huyết, thông tắc vòi trứng.

Bạn cũng có thể điều trị đông tây y kết hợp, sẽ cho hiệu quả điều trị bệnh cao hơn bình thường. Hiện nay, có một số cơ sở ở Hà Nội áp dụng điều trị đông tây y kết hợp để bạn lựa chọn.

Điều trị bằng ngoại khoa

Với những trường hợp tắc vòi trứng phức tạp, các bác sĩ thường tiến hành phương pháp điều trị ngoại khoa. Có nhiều phương pháp chữa trắc vòi trứng ngoại khoa có thể kể đến là:

Dùng bơm hơi để thông tắc vòi trứng

Phương pháp này thường dùng cho những tình trạng tắc vòi trứng dạng nhẹ. Nhưng nó chỉ giúp chữa trị tại chỗ chứ không giúp bạn trị căn nguyên gây tắc vòi trứng. Do đó bạn có thể bị tắc vòi trứng tái phát sau một thời gian thực hiện bơm hơi.

Phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng

Phương pháp này thực hiện bằng cách đưa dụng cụ nội soi vào tử cung. Sau đó bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để đẩy các chất gây tắc vòi trứng ra ngoài. Cuối cùng bác sĩ tách phần vòi trứng bị dính ra. Tỷ lệ chữa tắc vòi trứng thành công của phương pháp này khá cao.

Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng

Khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn vòi trứng bị tắc, sau đó nối liền hai đoạn không bị tắc lại. Sau khi phẫu thật, trứng có thể di chuyển trong ống như bình thường.

Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng và thụ tinh nhân tạo

Nếu những biện pháp trên không mang lại hiệu quả, vòi trứng bị tắc quá nặng thì bác sĩ sẽ khuyên làm thụ tinh nhân tạo. Lúc này bạn nên cắt bỏ ống dẫn trứng để không làm ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh nhân tạo diễn ra sau đó. 

Trên đây là những dấu hiệu tắc vòi trứng thường gặp nhất và cách chữa trị tắc vòi trứng tại cơ sở y tế. Nắm được những điều này, bạn có thể đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời để việc điều trị bệnh được tiến hành nhanh nhất.

  |   07/11/2020