Đau bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì? [Tư vấn miễn phí]
Đau bụng dưới bên trái ở nữ là hiện tượng thường gặp, liên hệ đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Người bệnh có thể đau nhói bụng dưới bên trái, đau âm ỉ bụng dưới bên trái hoặc đau tức bụng dưới bên trái…, đều là triệu chứng bất thường. Vậy cụ thể, bị đau bụng dưới bên trái là tình trạng gì? Tình trạng này có thể được cải thiện ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này!
Đau bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì?
Bụng dưới bên trái ở người là nơi tập trung các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và hệ sinh dục. Do đó, khi những cơ quan này gặp vấn đề, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới bên trái.
Tùy vào triệu chứng riêng biệt mà bác sĩ sẽ chẩn đoán hiện tượng đau bụng dưới bên trái của bạn là do nguyên nhân nào gây ra. Ví dụ, nếu đau tức bụng dưới bên trái kèm theo chướng bụng, tiêu chảy, táo bón… thì khả năng lớn là bạn gặp vấn đề về tiêu hóa. Hoặc nếu đau âm ỉ bụng dưới bên trái kèm theo các triệu chứng tiểu tiện bất thường, thì có thể hệ bài tiết của bạn đang gặp vấn đề.
Dù là lý do gì, thì khi thấy triệu chứng đau vùng bụng dưới bên trái bạn cũng không được chủ quan. Cần tiến hành kiểm tra, thăm khám ngay để xác định bệnh và có phương án điều trị kịp thời.
Đau tức bụng dưới bên trái: bệnh lý hệ tiêu hóa
Các vấn đề về hệ tiêu hóa gây ra chứng đau tức bụng dưới bên trái gồm:
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là một trong những bệnh lý tiêu hóa điển hình nhất khiến phụ nữ đau bụng dưới bên trái. Túi thừa là các túi nằm ở vị trí bên ngoài thành ruột kết. Khi bị viêm nhiễm, nó gây ra những cơn đau bụng dữ dội. Đa phần các túi thừa phát triển ở vùng bụng dưới bên trái, do đó cơn đau do viêm nhiễm cũng xuất hiện tại đây. Người bị viêm túi thừa thường gặp các triệu chứng khác như buồn nôn và nôn mửa, lên cơn sốt, táo bón…
Chứng táo bón
Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến cho người bệnh khó khăn trong việc đại tiện. Nguyên nhân gây táo bón thường là do chế độ ăn của người bệnh thiếu chất xơ.
Bệnh viêm đường ruột
Chứng bệnh này gồm viêm loét đại tràng và viêm đường ruột mạn tính (Crohn). Đây là tình trạng viêm nhiễm ở đường ruột do tiêu hóa của người bệnh bị rối loạn. Người bệnh viêm đường ruột sẽ cảm thấy chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đầy hơi, tiêu chảy…
Thoát vị bẹn nghẹt
Đây là tình trạng có một phần ruột mắc kẹt lại trong túi thoát vị, dẫn đến thiếu máu đi tới nuôi dưỡng phần ruột này.
Đau bụng dưới bên trái dưới sườn: bệnh lý hệ sinh sản
Đau bụng dưới bên trái dưới sườn, đau nhói bụng dưới bên trái… có thể là dấu hiệu các vấn đề thuộc hệ sinh sản. Điều này đặc biệt thường xảy ra ở những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, là vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý. Những vấn đề liên quan bao gồm:
Đau bụng dưới bên trái và đau lưng: do hành kinh
Mỗi tháng buồng trứng lại rụng một quả trứng, lúc này lớp niêm mạc tử cung dài lên. Nếu trứng không được thụ tinh thì tử cung sẽ co bóp để đẩy trứng và lớp niêm mạc dày lên đó ra ngoài. Đó chính là hiện tượng hành kinh.
Khi hành kinh, phụ nữ có thể bị đau bụng dưới bên trái và đau lưng. Hiện tượng đau cũng xảy ra ở vùng bụng dưới nói chung. Ngoài ra bạn còn cảm thấy nhức đầu, thay đổi cảm xúc thất thường… Đây là hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể, vì thế bạn không cần quá lo lắng.
Mang thai đau bụng dưới bên trái: thai ngoài tử cung
Hãy cẩn thận nếu như bạn xuất hiện triệu chứng bụng dưới bị đau quặn và kinh nguyệt không ra đúng ngày. Đây rất có thể là biểu hiện của tình trạng mang thai ngoài tử cung. Một số triệu chứng khác bao gồm trễ kinh, đau vùng chậu, buồn nôn, chóng mặt, xuất huyết âm đạo bất thường… Mang thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ. Do đó khi gặp các triệu chứng trên, bạn cần liên hệ đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
Ngoài ra với các trường hợp mang thai thường, bà bầu bị đau bụng dưới bên trái cũng là hiện tượng hết sức bình thường. Trong trường hợp này bạn không có gì cần lo lắng.
U nang buồng trứng
Khi các tế bào ở buồng trứng phát triển bất thường có thể dẫn tới tình trạng u nang buồng trứng. Các u này chứa dịch lỏng hoặc chất rắn dạng bã đậu, tạo thành một nang trên buồng trứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải, sụt cân, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt…
U xơ tử cung
U xơ tử cung là khối u lành tính xuất hiện ở tử cung. Khi phát triển, nó chèn ép thành tử cung, gây ra các cơn đau bụng dưới quanh rốn, hoặc đau bụng dưới bên trái, bên phải. Người bệnh còn cảm thấy đau lưng và bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt… U xơ tử cung thường xuất hiện ở những phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi.
Đau bụng dưới bên trái gần háng: bệnh lý hệ bài tiết
Những bệnh lý ở vùng bụng dưới bên trái liên quan đến hệ bài tiết gồm:
Sỏi tiết niệu
Các chất cặn bã hóa học trong nước tiểu có thể kết tinh lại thành sỏi ở thận hoặc ống niệu, bàng quang, gây ra sỏi tiết niệu. Khi bị sỏi tiết niệu, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau quặn ở bụng dưới. Đặc biệt nếu sỏi xuất hiện ở thận trái thì bạn sẽ cảm thấy cơn đau vùng bụng dưới bên trái. Cơn đau này thường lan cả sang lưng và bẹn. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy buồn nôn và nôn, tiểu tiện đau buốt, nước tiểu có lẫn máu…
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt khi liên quan đến thận trái sẽ gây ra cơn đau tức ở vùng bụng dưới bên trái. Lúc này người bệnh sẽ gặp triệu chứng mót tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu đau buốt, nước tiểu có lẫn máu và mủ…
Các nguyên nhân khác
Cơ trong thành bụng có thể gặp phải chấn thương bên trái, tạo thành vết bầm hoặc khối máu tụ, gây ra cơn đau bụng dưới bên trái.
Các vấn đề thuộc hệ tuần hoàn, ví dụ như phình động mạch chủ bụng, viêm mạch máu bên trái… cũng có thể dẫn tới cơn đau này.
Điều trị đau bụng dưới bên trái tại cơ sở y tế
Dù đau bụng dưới bên trái là biểu hiện của tình trạng bệnh lý nào, bạn cũng không nên chủ quan. Hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tại cơ sở y tế, phương pháp điều trị thường được đưa ra là:
Điều trị bằng thuốc
Với mỗi bệnh lý, bác sĩ lại chỉ định một loại thuốc đặc trị khác nhau. Với các tình trạng viêm nhiễm, bạn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… Dù sử dụng loại thuốc nào, bạn cũng cần nghiêm ngặt tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh dùng sai dẫn đến biến chứng không mong muốn.
Ngoài ra, một số phòng khám chuyên khoa nghiên cứu và phối hợp thuốc đông y trong điều trị bệnh. Để được điều trị đông tây y kết hợp, bạn có thể tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội – một địa chỉ uy tín trong nhiều năm gần đây.
Điều trị ngoại khoa
Các trường hợp đau bụng dưới bên trái nặng, có biến chứng thường được bác sĩ chỉ định điều trị ngoại khoa. Ví dụ như phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng, thủ thuật công nghệ ánh sáng sinh học trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa và viêm đường tiết niệu… Chỉ khi bệnh được điều trị dứt điểm, tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ mới được khắc phục hiệu quả.
Làm gì để làm dịu cơn đau bụng dưới bên trái
Tại nhà, bạn có thể làm giảm cơn đau bụng dưới bên trái bằng những cách sau:
- Nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế hoạt động hoặc làm việc nặng để tránh tác động xấu lên chỗ đau.
- Tránh xa những món ăn cay nóng, món chua. Không uống rượu, đồ uống có cồn khác, nước ngọt có gas. Không sử dụng chất kích thích.
- Chườm ấm vùng bụng để làm dịu cơn đau.
- Không mặc quần áo chật chội vì có thể khiến vùng bụng bị chèn ép, khiến cơn đau thêm khó chịu.
Nếu cơn đau qua 2 – 3 ngày không giảm và lại đi kèm theo nhiều triệu chứng bất thường thì bạn cần đến cơ sở y tế ngay. Ngoài ra, bạn cũng nên định kỳ kiểm tra sức khỏe 6 tháng 1 lần để tầm soát những bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau bụng này.
Phương pháp dân gian điều trị đau bụng dưới bên trái
Một vài phương pháp dân gian bạn có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị đau bụng dưới bên trái như:
Sử dụng gừng tươi
Gừng tươi có vị ấm nóng, có khả năng chữa đau bụng rất tốt. Để sử dụng gừng tươi, bạn hãy lấy một củ gừng tươi rửa sạch, sau đó giã nát gừng và trộn với một nửa thìa cà phê bơ sữa. Bạn hãy uống nước gừng hàng ngày để thấy hiệu quả.
Ngoài ra nếu không có bơ, bạn có thể xắt gừng thành lát, sau đó đắp lát gừng lên bụng khoảng 10 phút. Sau 10 phút, cơn đau bụng dưới bên trái sẽ thuyên giảm.
Sử dụng bạc hà
Để sử dụng lá bạc hà, bạn hãy rửa sạch và xay lá ra cùng với gừng, tiêu, tỏi, hạt thì là. Sau đó bạn trộn hỗn hợp với nước ấm rồi uống 2 lần mỗi ngày để giảm thiểu cơn đau bụng.
Sử dụng mật ong
Mật ong có khả năng làm giảm các cơn đau bụng và buồn nôn hiệu quả. Theo đó, bạn hãy pha vào nước ấm từ 1 đến 2 thìa mật ong rồi uống trực tiếp. Đây là cách giảm đau đơn giản không cần dùng thuốc mà nhiều người bệnh ưa thích.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý. Các phương pháp trên chỉ là mẹo giảm đau tạm thời. Chúng không giúp bạn chữa trị tận gốc bệnh mà chỉ xoa dịu triệu chứng bệnh. Do đó bạn chỉ nên áp dụng các phương pháp dân gian như cách hỗ trợ điều trị song song với việc điều trị tại cơ sở y tế.
Trên đây là những bệnh lý liên quan đến tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ. Bạn hãy chủ động sống theo lối sống lành mạnh để phòng tránh những căn bệnh này!