Bệnh viêm mào tinh hoàn: biểu hiện dễ nhận biết sớm và cách điều trị mới nhất
Viêm mào tinh hoàn là một bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở mào tinh hoàn của nam giới. Bệnh gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và đe dọa sức khỏe sinh sản của anh em. Vậy cụ thể bệnh viêm mào tinh hoàn là gì? Nguyên nhân nào gây viêm mào tinh hoàn? Triệu chứng viêm mào tinh hoàn gồm những gì?Cách chữa viêm mào tinh hoàn như thế nào? Bệnh viêm mào tinh hoàn điều trị bao lâu thì khỏi?… Đây là thắc mắc của rất nhiều nam giới khi bị viêm mào tinh hoàn. Bài viết sau sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi đó!
Bệnh viêm mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn là một ống nằm trên tinh hoàn có dạng chữ C, vì trông giống như mào gà nên nó được gọi là mào tinh. Đây là nơi có nhiệm vụ chứa tinh trùng và dưỡng tinh trùng trưởng thành. Sau khi trưởng thành, tinh trùng sẽ theo ống dẫn tinh để phóng tinh ra ngoài khi nam giới quan hệ tình dục.
Bệnh viêm mào tinh hoàn xảy ra khi các tác nhân gây hại (vi khuẩn, nấm, virus…) tấn công tinh hoàn. Lúc này chúng tây ra tình trạng sưng và viêm, khiến người bệnh cảm thấy đau tức tinh hoàn.
Theo vị trí xảy ra viêm, các chuyên gia chia thành:
- Viêm mào tinh hoàn trái
- Viêm mào tinh hoàn phải
- Viêm mào tinh hoàn ở cả 2 bên
Dựa vào giai đoạn bệnh, các chuyên gia chia thành:
- Viêm mào tinh hoàn cấp tính:Đuôi mào tinh là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng, sau đó viêm nhiễm lan ra toàn bộ mào tinh hoàn. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, viêm mào tinh có thể lây lan thành viêm tinh hoàn hoặc viêm dây tinh…
- Viêm mào tinh hoàn mãn tính: Viêm mào tinh hoàn tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến viêm mào tinh hoàn mãn tính. Viêm mào tinh hoàn mãn tính có thể dẫn tới biến chứng áp xe bìu. Ngoài ra, chức năng sản sinh tinh trùng bị ảnh hưởng, tinh trùng không đảm bảo chất lượng dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Viêm mào tinh hoàn không quá khó chữa, nhưng hệ quả để lại nếu không điều trị kịp thời rất nghiêm trọng. Vì thế bạn tuyệt đối không được chủ quan với căn bệnh này.
Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn
Rất nhiều nam giới thắc mắc nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm mào tinh hoàn? Theo các chuyên gia, viêm mào tinh hoàn rất ít khi khởi phát riêng lẻ. Nó thường xuất hiện do sự lây lan viêm nhiễm ở các cơ quan khác thuộc vùng sinh dục. Cụ thể, viêm nhiễm thường bắt đầu tại ống niệu đạo, bàng hoang hoặc tuyến tiền liệt. Ngoài ra, một số tình trạng khác dẫn đến viêm mào tinh hoàn như:
- Chấn thương cơ học trực tiếp
- Bị xoắn màu tinh hoàn
- Nước tiểu chảy ngược vào mào tinh hoàn
Trong các bệnh lý vùng kín nam giới, hai nhóm bệnh lý gây viêm mào tinh hoàn phổ biến nhất là:
Nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
Rất nhiều nam giới thắc mắc viêm mào tinh hoàn có lây không? Các chuyên gia cho biết viêm mào tinh hoàn có thể xuất hiện do các tác nhân gây bệnh xã hội. Do đó viêm mào tinh hoàn có thể lây lan.
Ví dụ, vi khuẩn lậu hoặc Chlamydia ngoài gây bệnh xã hội thì có thể gây ra viêm mào tinh hoàn. Những trường hợp viêm mào tinh hoàn này thường dễ gặp nhất ở những nam giới trẻ tuổi và dị tính. Đặc biệt, nó càng dễ xuất hiện ở những người quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình khác nhau.
Các trường hợp viêm mào tinh hoàn không do các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường ít gặp hơn.
Bệnh nhiễm trùng đường niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu đa phần dẫn đến bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ em. Ngoài ra nó còn dễ bắt gặp ở người lớn tuổi và những nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.
Đối với nam giới, những yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn đến viêm mào tinh hoàn là:
- Tuyến tiền liệt phì đại và chèn ép vào bàng quang.
- Làm tiểu phẫu đưa ống vào dương vật.
- Đã từng phẫu thuật bàng quang, phẫu thuật vùng bẹn hoặc tuyến tiền liệt.
Đối với trẻ em, nhiễm trùng lây lan từ bàng quang hay niệu đạo là nguyên nhân chính gây ra viêm mào tinh hoàn ở trẻ em.
Những nguyên nhân khác
Một vài nguyên nhân khác ít gặp hơn gây ra bệnh viêm mào tinh hoàn gồm:
- Bị mắc các bệnh như quai bị, lao, bệnh Behcet…
- Sử dụng thuốc có chứa amiodarone liều cao, đây là những thuốc điều trị rối loạn nhịp tim.
- Chấn thương xảy ra ở vùng háng.
- Cấu trúc đường tiết niệu bất thường.
- Thận và bàng quang có dị thường bẩm sinh.
Chỉ khi biết được chính xác nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn, bác sĩ mới có thể giúp bạn đưa ra phác đồ điều trị tương ứng.
Triệu chứng viêm mào tinh hoàn
Người bị viêm mào tinh hoàn thường gặp các triệu chứng sau:
- Cảm thấy đau tức tinh hoàn. Người bị viêm mào tinh hoàn trái sẽ đau ở tinh hoàn bên trái. Người bị viêm mào tinh hoàn phải sẽ đau ở tinh hoàn bên phải. Người bị viêm mào tinh hoàn cả 2 bên thì sẽ đau toàn bộ tinh hoàn.
- Tinh hoàn sưng đỏ, khi chạm vào có cảm giác ấm.
- Tinh hoàn to. Vùng tinh hoàn bệnh cảm giác nặng hơn bình thường.
- Buồn tiểu liên tục, khi đi tiểu có cảm giác nóng rát khó chịu. Có khi tiểu ra máu.
- Đau khi quan hệ tình dục và xuất tinh.
- Đau vùng bụng hoặc vùng chậu.
- Đầu dương vật có dịch tiết ra.
- Cảm thấy mệt mỏi, lên cơn sốt và lạnh run.
Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng bệnh viêm mào tinh hoàn cũng khác biệt. Ví dụ, người bị viêm mào tinh hoàn do mắc bệnh xã hội thường có triệu chứng tiết dịch ở đầu dương vật. Người bị viêm mào tinh hoàn do mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường có triệu chứng buồn tiểu liên tục…
Dấu hiệu bệnh viêm mào tinh hoàn đôi khi dễ gây nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh xoắn tinh hoàn. Đây là tình trạng tinh hoàn bị vặn xoắn, khiến quá trình cung cấp máu đến nuôi tinh hoàn bị gián đoạn.
Ngoài ra, viêm mào tinh hoàn ở trẻ em cũng thường gặp phải các triệu chứng sau:
- Cảm thấy khó chịu ở vùng chậu hay vùng bụng dưới.
- Có chỗ sưng đỏ hoặc đau xuất hiện trên bìu.
- Niệu đạo tiết dịch.
- Lên cơn sốt, người mệt mỏi suy nhược.
Khi gặp những triệu chứng bất thường kể trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được kịp thời chẩn đoán và điều trị.
Viêm mào tinh hoàn điều trị bao lâu thì khỏi
Theo các chuyên gia, thời gian điều trị viêm mào tinh hoàn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Chúng bao gồm:
Mức độ bệnh
Những người bị viêm mào tinh hoàn ở mức độ nhẹ sẽ có thời gian điều trị ngắn hơn so với người bị viêm mào tinh hoàn mức độ nặng. Do đó, khi thấy có triệu chứng bệnh, bạn cần thăm khám và điều trị sớm. Nếu để lâu, bệnh càng thêm nặng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và thời gian điều trị cũng dài hơn.
Phương pháp điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, ví dụ như dùng thuốc đông y, tây y, điều trị ngoại khoa… Mỗi phương pháp lại có hiệu quả điều trị và thời gian điều trị khác nhau.
Cơ sở y tế bạn chọn
Điều trị viêm mào tinh hoàn ở cơ sở uy tín, chất lượng thì thời gian điều trị sẽ nhanh hơn. Đây là những cơ sở sử hữu bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại.
Ngược lại, điều trị viêm mào tinh hoàn ở cơ sở y tế nghèo nàn, lạc hậu sẽ mất thời gian lâu hơn. Không những thế nếu thực hiện không cẩn thận, bệnh của bạn không những không khỏi mà còn có nguy cơ biến chứng hoặc tái phát.
Vì những lý do trên, trước khi đến khám chữa viêm mào tinh hoàn, bạn cần nghiên cứu, lựa chọn kỹ cơ sở y tế phù hợp dành cho mình.
Điều trị viêm mào tinh hoàn tại cơ sở y tế
“Viêm mào tinh hoàn mãn tính có chữa được không”, “viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì” là câu hỏi của rất nhiều anh em đang bị viêm mào tinh hoàn. Theo các bác sĩ, viêm mào tinh hoàn là căn bệnh chữa được. Tại cơ sở y tế, bệnh thường được chữa như sau:
Dùng thuốc điều trị viêm mào tinh hoàn
Tùy theo nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp dành cho bạn. Thuốc điều trị viêm mào tinh hoàn gồm các nhóm sau:
- Thuốc kháng sinh: penicilin, lincosamid, macrolid, aminosid…
- Thuốc giảm đau: chủ yếu là nhóm thuốc giảm đau nonsteroid như ibuprofen, morphin hoặc codein…
- Thuốc chống viêm: piroxicam, ketorolac…
Ngoài ra, một số cơ sở y tế áp dụng thêm thuốc đông y trong điều trị viêm mào tinh hoàn. Thuốc đông y thường có hiệu quả lâu dài, tránh tái phát bệnh và giúp bạn điều dưỡng cơ thể. Bạn có thể chữa trị thuốc đông tây y kết hợp tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Mổ viêm mào tinh hoàn
Mổ viêm mào tinh hoàn thường được áp dụng khi bệnh đã xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như tràn dịch màng tinh, hoại tử… Lúc này phẫu thuật viêm mào tinh hoàn sẽ giúp bạn hút dịch ra ngoài hoặc loại bỏ phần tinh hoàn bị hoại tử.
Các thủ thuật điều trị khác
Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, bạn có thể chữa viêm mào tinh hoàn bằng công nghệ ánh sáng sinh học. Đây là công nghệ vô cùng hiện đại và tân tiến, giúp bạn mau chóng điều trị và phục hồi.
Điều trị viêm mào tinh hoàn tại nhà
Tại nhà, bạn có thể hỗ trợ điều trị viêm tinh hoàn bằng các cách sau:
- Chườm đá lên bìu dái để làm dịu cơn đau và giảm sưng.
- Mang khố đeo của vận động viên.
- Uống nhiều nước, dùng thuốc loại không kê toa để giảm đau.
- Tiêm vắc xin cho các bé trai để phòng ngừa bệnh quai bị. Đây là căn bệnh có thể dẫn đến viêm tinh hoàn.
- Ăn nhiều rau củ quả, trái cây để bổ sung vitamin C. Ăn nhiều tỏi, các thực phẩm ít chất béo và đạm.
Vậy viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì? Sau đây là những thói quen bạn cần kiêng khi điều trị viêm mào tinh hoàn tại nhà:
– Kiêng sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn.
– Kiêng quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ không lành mạnh với nhiều bạn tình.
– Hạn chế đứng, ngồi quá lâu.
– Kiêng đồ ăn cay nóng, đồ ăn dầu mỡ.
– Kiêng vận động quá mạnh.
– Kiêng căng thẳng mệt mỏi.
– Kiêng thức khuya.
Đừng quên giữ những thói quen sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ điều trị viêm mào tinh hoàn tại nhà bạn nhé!
Trên đây là tổng quan những kiến thức cần biết xung quanh bệnh viêm mào tinh hoàn. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn trong việc phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả!