Bệnh viêm buồng trứng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị mới nhất
Viêm buồng trứng không phải bệnh lý phụ khoa phổ biến, nhưng lại gây ra ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy viêm buồng trứng là gì? Triệu chứng viêm buồng trứng như thế nào? Cách điều trị viêm buồng trứng ra sao? Để hiểu thêm về căn bệnh này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Viêm buồng trứng là gì?
Buồng trứng là cơ quan sinh sản của người phụ nữ, nằm trong khung chậu và kết nối với ống dẫn trứng. Nó sản xuất trứng, tổng hợp và tiết ra hormone sinh dục estrogen, progesterone. Do đó nó có vai trò rất quan trọng đối với chị em phụ nữ.
Viêm buồng trứng xảy ra khi các tác nhân có hại gồm nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công vào, sinh sôi và gây viêm. Tình trạng viêm này có thể liên quan đến các cơ quan khác ở khu vực vùng chậu, ví dụ như ống dẫn trứng, buồng tử cung… Bệnh gồm hai giai đoạn là giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính.
Dấu hiệu viêm buồng trứng
Khi bị viêm buồng trứng, người bệnh sẽ cảm thấy đau buồng trứng. Tình trạng đau này có thể là cấp tính hoặc mãn tính, kèm theo những dấu hiệu khác. Cụ thể như sau:
Viêm buồng trứng triệu chứng cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng viêm buồng trứng không mấy rõ rệt và đặc thù. Do đó chị em khó nhận ra mình đang mắc bệnh, hoặc lầm tưởng rằng bản thân mắc một căn bệnh khác như viêm màng phổi, viêm túi mật…
Rối loạn kinh nguyệt
Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm buồng trứng. Khi buồng trứng bị viêm, quá trình phóng noãn bị ảnh hưởng dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn. Người bệnh có thể gặp triệu chứng kinh nguyệt thất thường, mất kinh kéo dài…
Sốt và mệt mỏi
Người bệnh có thể lên cơn sốt kèm theo triệu chứng đau bụng, căng trướng hạ vị, đau mỏi thắt lưng hoặc sưng đau hậu môn…
Dấu hiệu tâm lý
Người bệnh cảm thấy áp lực, căng thẳng mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, bụng căng khó chịu.
Các triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng trên, bạn còn cảm thấy đau sườn ở bên phải, ngay phía dưới ngực hoặc mắc chứng viêm ở xung quanh gan. Khi ấn vào bụng người bệnh sẽ thấy chướng, đau và căng tức bụng.
Khi gặp các triệu chứng viêm buồng trứng cấp tính, bạn cần nhanh chóng điều trị kịp thời. Nếu không điều trị, bệnh nặng hơn có thể tiến triển thành giai đoạn mãn tính với những biến chứng nguy hại cho sức khỏe sinh sản của người bệnh.
Viêm buồng trứng triệu chứng mãn tính
Mãn tính là giai đoạn phát triển sau của bệnh, nguy hiểm hơn và có khả năng gây ra nhiều biến chứng hơn. Dưới đây là những triệu chứng bạn có thể gặp phải khi bị viêm buồng trứng:
- Ra nhiều máu kinh vào những ngày “đèn đỏ”, máu kinh sẫm màu và vón cục. Đau bụng kinh dữ dội vào những ngày hành kinh, ngoài ra còn xuất hiện cơn đau vùng chậu và thắt lưng. Những cơn đau này có thể kéo dài ngay cả khi kinh nguyệt đã hết.
- Khí hư vùng kín tiết nhiều hơn trước, chuyển màu sắc bất thường, bốc mùi hôi, có thể đi kèm máu và mủ.
- Căng chướng bụng dưới, khi ấn vào thấy cứng và có cảm giác đau.
- Giảm sút cân nặng, kém ăn, sốt cao, cơ thể suy nhược và mỏi mệt, có trường hợp còn co giật.
Với các triệu chứng trên, viêm buồng trứng khiến đời sống sinh hoạt và tình dục của bạn bị ảnh hưởng. Chức năng sinh sản và khả năng làm mẹ của bạn sẽ bị đe dọa. Không những thế, nếu bệnh để lâu có thể tiến triển thành ung thư buồng trứng, trực tiếp đe dọa đến tính mạng của bạn. Do đó bạn cần đến ngay các cơ sở y tế khi thấy dấu hiệu của bệnh viêm buồng trứng. Tại đó, các chuyên gia sẽ thăm khám và cho bạn lời khuyên phù hợp.
Chẩn đoán viêm buồng trứng tại cơ sở y tế
Tại cơ sở y tế, việc chẩn đoán bệnh viêm buồng trứng bao gồm thăm khám, chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:
Thăm khám lâm sàng
Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng bạn gặp phải và tiền sử bệnh của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ quan sát các dấu hiệu bên ngoài và chỉ định cho bạn làm các xét nghiệm phù hợp.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Những xét nghiệm bạn có thể thực hiện như:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: những xét nghiệm này được thực hiện trong phòng thí nghiệm để giúp bác sĩ xác định tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, nấm, virus…).
- Siêu âm buồng trứng: Xét nghiệp này sẽ tái hiện hình ảnh buồng trứng của bạn lên màn hình quan sát. Khi đó bác sĩ có thể quan sát triệu chứng sưng viêm bất thường hoặc các vấn đề khác xảy ra tại buồng trứng.
- Nội soi ổ bụng: Các bác sĩ dựa vào kết quả này để dự đoán khả năng, mức độ viêm nhiễm lây lan.
Sau khi thực hiện tác xét nghiệm trên, bác sĩ mới có thể đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng và lên kế hoạch điều trị bệnh.
Điều trị viêm buồng trứng tại cơ sở y tế
Có trường hợp viêm buồng trứng xảy ra do nguyên nhân là yếu tố khách quan. Nhưng đa số trường hợp, viêm buồng trứng xảy ra do vi khuẩn và các tác nhân khác xâm nhập và tấn công buồng trứng. Việc bác sĩ lựa chọn, chỉ định phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào mức độ bệnh và các triệu chứng đi kèm của từng bệnh nhân cụ thể. Cụ thể những phương pháp thường được sử dụng là:
Điều trị bằng thuốc
Thuốc điều trị viêm buồng trứng thường được dùng là loại có khả năng ứng chế nấm hại, ký sinh dùng và vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể sử dụng thêm thuốc hỗ trợ khắc phục triệu chứng gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng.
Thuốc kháng sinh là loại được sử dụng nhiều nhất, giúp bạn ức chế các tác nhân gây hại hiệu quả. Acetaminophen và Ibuprofen là hai loại thuốc kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ buồng trứng hoạt động thường được bác sĩ chỉ định. Sau 1 – 3 ngày điều trị, thuốc có thể phát huy công dụng. Tuy nhiên khi dùng thuốc này, bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc vì có thể gây nhờn thuốc.
Ngoài ra, một số cơ sở y tế đã nghiên cứu và áp dụng thêm điều trị thuốc đông y đối với các bệnh nhân mắc bệnh viêm buồng trứng. Thuốc đông y là loại thuốc an toàn, lành tính. Khi uống vào cơ thể, nó không gây ra tác dụng phụ và có thể giúp bạn điều dưỡng cơ thể, tránh tái phát viêm buồng trứng trong tương lai. Một trong những cơ sở chữa bệnh bằng đông tây y hiệu quả nhất là Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Can thiệp ngoại khoa
Với những trường hợp viêm buồng trứng nặng, có biến chứng, nếu chỉ điều trị bằng thuốc thì sẽ không mấy hiệu quả. Ví dụ các trường hợp như sưng nước, dính ống dẫn trứng… Lúc này bác sĩ cần tiến hành song song các can thiệp ngoại khoa cần thiết.
Các phương pháp ngoại khoa được dùng nhiều nhất gồm đốt laser, đốt điện, áp dụng sóng cao tần…
Taị Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, bạn có thể sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học trong điều trị viêm buồng trứng. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu. Khi ánh sáng sinh học chiếu vào trong cơ thể có thể giúp bạn tác động trực tiếp lên ổ viêm và tác nhân có hại. Nhờ đó vi khuẩn bị tiêu diệt, ổ viêm được phục hồi, bệnh viêm buồng trứng được xử lý hiệu quả.
Cách phòng tránh căn bệnh viêm buồng trứng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó bạn nên nắm vững những lưu ý sau để đảm bảo phòng ngừa viêm buồng trứng hiệu quả:
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn đời để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus… từ người khác.
- Ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng và lành mạnh. Bạn hãy ăn những món ăn chứa nhiều chất xơ và vitamin. Đồng thời, bạn cần tránh xa đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích…
- Hạn chế uống thuốc tránh thai vì thuốc này có thể khiến sự cân bằng hormone trong cơ thể bị ảnh hưởng, gây rối loạn rụng trứng.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt khi bạn quan hệ tình dục hoặc trong giai đoạn sinh lý đặc biệt.
Ngoài những lưu ý trên, bạn đừng quên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện những bệnh phụ khoa tiềm ẩn trong cơ thể. Từ đó, bạn có phương án xử lý kịp thời, tránh để lâu khiến bệnh càng thêm trở nặng.
Người bị viêm buồng trứng nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ bạn điều trị viêm buồng trứng hiệu quả. Bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm sau, sẽ có lợi cho sức khỏe của mình:
Các loại hạt, đậu
Các loại hạt, đậu… là nguồn cung cấp vitamin, magie, kẽm, canxi và nguồn omega- 3 lành mạnh. Chúng có tác dụng rất tốt cho hoạt động của buồng trứng. Ngoài ra khi ăn các loại hạt, đậu…, bạn sẽ không còn cảm giác thèm ăn, lượng hormone trong cơ thể được cân bằng, buồng trứng hoạt động hiệu quả.
Những loại hạt hay được sử dụng nhất là đậu lăng, vừng, lanh…
Rau cải xoăn
Rau cải xoăn chứa rất nhiều chất xơ, trong khi có ít calo trong thành phần. Ngoài ra nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và canxi. Khi ăn vào cơ thể, nó hỗ trợ hoạt động của buồng trứng, kích thích nang trứng phát triển, do đó có lợi cho người bị viêm buồng trứng.
Các loại rau màu xanh đậm
Bên cạnh cải xoăn, có nhiều loại rau màu xanh đậm khác có lợi cho sức khỏe sinh sản của bạn. Đồng thời cúng có thể hỗ trợ bạn phục hồi hoạt động của buồng trứng, giảm triệu chứng viêm. Có được điều này là nhờ các hoạt chất thành phần có trong những loại thực phẩm đó. Ví dụ như vitamin C, folate, magie và canxi. Một số loại rau màu xnah đậm có thể kể đến là mồng tơi, cải bó xôi, rau bina, súp lơ xanh…
Đậu nành
Hợp chất Isoflavone có trong đậu nành có tác động gần giống như nội tiết tố sinh dục nữ estrogen. Hoạt chất này giúp bạn phòng ngừa rối loạn tiền mãn kinh, ung thư vú, loãng xương và viêm buồng trứng hiệu quả.
Trên đây là khái niệm, dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm buồng trứng tại cơ sở y tế. Bạn hãy chủ động phòng tránh bệnh và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nếu một ngày gặp phải các triệu chứng bệnh viêm buồng trứng.